Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cao su xuất khẩu tiếp tục rớt giá, giảm gần 28%

Cao su xuất khẩu tiếp tục rớt giá, giảm gần 28%
Ngày đăng: 29/05/2015

Theo Bộ NN&PTNT, điểm đặc biệt cần lưu ý là suốt từ đầu năm đến nay giá XK cao su liên tục sụt giảm. Cụ thể, giá cao su XK bình quân 4 tháng đầu năm chỉ đạt 1.428 USD/tấn, giảm gần 28% so với cùng kỳ năm 2014.

Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ vẫn duy trì là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, chiếm hơn 69 % thị phần.

Tại thị trường trong nước, giá cao su cũng đang diễn biến theo chiều giảm xuống. Cụ thể, giá cao su SVR3L giảm từ 29.800 đ/kg đầu tháng 5 xuống còn 28.800 đ/kg thời điểm hiện nay; cao su SVR10 giảm từ 24.600 đ/kg xuống còn 23.700 đ/kg.

Người dân trồng cao su tại tỉnh Bình Phước đã bắt đầu khai thác mủ trở lại sau một thời gian cây thay lá. Tuy nhiên, giá mủ hiện đang ở mức rất thấp khiến người trồng muốn chặt bỏ cây cao su để trồng cây khác có lợi nhuận cao hơn.

Tại huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước, mủ cao su dạng nước chất lượng 35 độ/kg hiện được thu mua với giá 6.400 đ/kg, trong khi cùng thời điểm này năm ngoái giá mủ ở mức khoảng 9.500 đ/kg.

Theo bà Trần Thị Thúy Hoa, Chánh văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam: Giá bán cao su liên tục sụt giảm, có nguy cơ bằng hoặc dưới giá thành, nguyên nhân mấu chốt là bởi trên thị trường cao su thế giới cung đã vượt cầu. Dự kiến, hết năm nay và thậm chí cả trong năm 2016, tình hình vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực.

Trong bối cảnh khó khăn triền miên, các DN đã phải tính toán nhiều phương án nhằm cố gắng qua “cơn bĩ cực”, chờ thời điểm giá cao su ổn định. Trong đó, tập trung khai thác, chế biến gỗ cao su cũng là giải pháp hiệu quả.

Bà Hoa đề nghị, khi ngành chế biến gỗ, XK gỗ phát triển tốt nhưng lại thường xuyên thiếu nguyên liệu, phải NK từ nước ngoài nên trong thời gian tới ngành cao su và ngành chế biến, XK gỗ cần “bắt tay” với nhau để giải quyết khó khăn.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Tôn Quyền cho biết: Dự kiến trong tháng 6 tới, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và Hiệp hội Cao su Việt Nam sẽ có buổi làm việc trực tiếp để trao đổi kỹ lưỡng mọi khía cạnh.

Cụ thể, đôi bên sẽ bàn bạc và thống nhất các vấn đề như nội dung phối hợp, cơ chế và nguyên tắc trong quá trình phối hợp… nhằm nhanh chóng cùng vượt khó.


Có thể bạn quan tâm

Phổ Biến Biện Pháp Quản Lý Sâu Đục Trái Bưởi Ở Bến Tre Phổ Biến Biện Pháp Quản Lý Sâu Đục Trái Bưởi Ở Bến Tre

Theo thống kê, Bến Tre hiện có 718ha bưởi da xanh bị sâu đục trái tấn công, chiếm diện tích 24% so với diện tích bưởi đang cho trái, trong đó 3 huyện: Châu Thành, Mỏ Cày Bắc và Chợ Lách có diện tích bị thiệt hại nhiều nhất.

08/05/2013
Thí Điểm “Ruộng Lúa Bờ Hoa” Ở Tháp Mười (Đồng Tháp) Thí Điểm “Ruộng Lúa Bờ Hoa” Ở Tháp Mười (Đồng Tháp)

Trạm bảo vệ thực vật huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) phối hợp nông dân thí điểm mô hình “Ruộng lúa bờ hoa” với diện tích hơn 2ha. Các loài hoa được trồng chủ yếu là hoa có màu sắc sặc sỡ, có nhiều phấn hoa để thu hút thiên địch như: cúc Đà Lạt, hoa dừa cạn, sao nhái, hướng dương, bông trang, mè, đậu bắp,...

09/05/2013
Cuộc Sống Khá Lên Nhờ Trồng Chanh Bông Tím Cuộc Sống Khá Lên Nhờ Trồng Chanh Bông Tím

Cây chanh bông tím đã bén rễ cả chục năm nay trên đất Nhị Bình (Châu Thành - Tiền Giang) với diện tích vài chục ha. Người trồng ít một vài công đất, nhiều nhất cũng khoảng 7 - 8 công. Nhờ cây chanh bông tím mang lại lợi nhuận cao, giúp một số hộ dân thoát nghèo và tiến dần lên khá. Trong số này có anh Phạm Hoàng Minh (ấp Đông A).

09/05/2013
Khá Giả Nhờ Nuôi Chim Cút Khá Giả Nhờ Nuôi Chim Cút

Trong những năm gần đây xã Quảng Minh (Hải Hà - Quảng Ninh) đang có sự bứt phá mạnh mẽ về phát triển kinh tế - xã hội, từ những mô hình kinh tế điển hình của các hộ dân trong xã mở ra hướng đi mới để thoát nghèo, trong đó có gia đình anh Đào Văn Thắm ở thôn 4.

09/05/2013
Nuôi Cua Xen Nuôi Tôm Quảng Canh Thu Lợi Khá Ở Bến Tre Nuôi Cua Xen Nuôi Tôm Quảng Canh Thu Lợi Khá Ở Bến Tre

Trong điều kiện bất lợi của thời tiết, nghề nuôi tôm sú bị thua lỗ hoặc chỉ có lãi ít, nhiều người đã chuyển sang nuôi cua xen trong ao nuôi tôm quảng canh. Tại huyện Thạnh Phú (Bến Tre), nhiều nông dân đã khấm khá nhờ nghề nuôi cua “nhướng”. Cua “nhướng” là tên gọi của người dân địa phương, vì lúc thả nuôi con cua còn rất nhỏ, người xem phải nhướng mắt lên thì mới nhìn thấy nó được.

10/05/2013