Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cao su tăng giá, người trồng vẫn không vui

Cao su tăng giá, người trồng vẫn không vui
Ngày đăng: 22/06/2015

Theo Sở NN-PTNT, hiện toàn tỉnh Phú Yên có gần 4.000ha cao su, trong đó 672ha được trồng mới trong năm 2013. Trong số diện tích trên thì diện tích có thể khai thác mủ là 2.000ha, tập trung ở hai huyện Sông Hinh trên 1.200ha, Sơn Hòa 800ha.

Theo nhiều người trồng cao su, thông thường tháng 5 là thời điểm bắt đầu thu hoạch mủ. Tuy nhiên cuối tháng 5 vừa qua, tại các vườn trồng cao su ở xã Sơn Định (huyện Sơn Hòa), vỏ tái sinh của cây cao su còn bị sẹo bởi dấu cạo mủ cũ. Ông Đinh Văn Quyền, một người trồng cao su tại xã Sơn Định, cho biết: “Trong hai năm qua, vườn cây cao su của tôi phát triển chậm, ít mủ, thời gian cho mủ cũng ngắn nên hiệu quả kinh tế mang lại thấp. Trước đây, trung bình 2ha cao su một ngày cạo 15kg mủ, nay không được 12kg, trong khi đó thuê một ngày công lao động hiện nay là 150.000 đồng”.

Ông Nguyễn Văn Dũng, cũng ở xã Sơn Định, cho hay: Năm ngoái, ở đây ít người cạo mủ cao su, một phần vì giá giảm, một phần cây ít mủ. Mới đây, giá mủ cao su tăng đôi chút, người trồng cạo mủ thì lượng mủ cho ra ít. Có gia đình bỏ công thu hoạch nhưng không có lãi là bao nên nhiều người không màng đến việc cạo mủ cao su.

Theo UBND xã Sơn Định, hiện toàn xã có 457,7ha cao su. Ông Nguyễn Thanh Trường, Phó chủ tịch UBND xã Sơn Định, cho biết: Thời tiết nắng nóng kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của nhân dân. Năm ngoái, phần lớn diện tích cao su không thể khai thác mủ khi đã đến vụ khai thác, một phần vì giá thấp, một phần vì cao su ít tái tạo mủ. Riêng năm nay, sản lượng mủ cũng giảm nhiều so với các năm trước.

Hiện thương lái thu mua mủ cao su với giá 12.000 đồng/kg mủ đông, tăng 4.000 đồng/kg so với giá bình quân vụ2014, tương đương với giá mủ năm 2013 nhưng chỉ bằng 1/3 giá của năm 2010. Ông Bùi Văn Dũng có vườn cao su rộng 3ha ở xã Ea Bá (huyện Sông Hinh), nhẩm tính: Thuê hai công cạo mủ một ngày trả 300.000 đồng, trong khi đó chỉ cạo được khoảng 30kg mủ nên lãi không đáng là bao. Cạnh đó, ông Nguyễn Văn Hưng trồng 3ha cao su, cho hay: Năm ngoái, hầu như không ai thu hoạch cao su vì giá quá rẻ. Còn với giá như năm nay, chúng tôi tận dụng công gia đình, thu được 200.000 đồng/ngày.

Vườn cao su ở các xã Sông Hinh, Đức Bình Đông (huyện Sông Hinh), được người dân khai thác cầm chừng, đợi khi giá mủ lên mới cạo. Trước đây, vườn cao su của ông Nguyễn Văn Tâm ở xã Đức Bình Đông, được thu hoạch luân phiên theo kiểu Đ2 (cách một đêm thu hoạch một đêm), mỗi ngày thu hoạch 350 cây cho hai thùng mủ. Cách đây 5 năm, số lượng mủ này bán được 400.000 đồng. Nay vườn cây cho mủ kém, ông Tâm cạo mỗi ngày một thùng mủ, bán khoảng 120.000 đồng, kiếm đủ tiền đi chợ, còn dư chút ít thì mua phân thuốc.

Theo UBND huyện Sông Hinh, toàn huyện có 3.400ha cao su; trong đó, 1.200ha đã cho mủ. Tuy nhiên, hai năm gần đây, giá mủ giảm nên người dân chỉ khai thác cầm chừng. Ông Trần Thanh Định, Phó chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, cho biết: Nguyên nhân giá mủ cao su giảm là do tác động của thị trường và nhà máy chế biến mủ cao su đặt tại huyện giảm mua mủ. Huyện đã chỉ đạo các xã khuyến cáo người dân sử dụng công lao động nhàn rỗi trong gia đình cạo mủ cao su để giảm chi phí.


Có thể bạn quan tâm

Tăng Độ Bền Cho Tàu Vươn Khơi, Ngư Dân Quảng Ngãi Viền Thép Cho Tàu Cá Tăng Độ Bền Cho Tàu Vươn Khơi, Ngư Dân Quảng Ngãi Viền Thép Cho Tàu Cá

Theo các chủ tàu chi phí viền thép sẽ tăng kinh phí lên từ 200- 250 triệu/chiếc, nhưng ngư dân nào cũng làm. Bởi ngoài việc chống xước lưới mỗi khi kéo cá về, viền thép sẽ tăng độ chịu va chạm giữa các tàu với nhau, nhất là những cú va chạm lớn. Mỗi lần vươn khơi, rủi ro luôn rình rập ngư dân. Do vậy việc chọn cách viền thép cho tàu, họ mong muốn tăng độ an toàn để có được những phiên biển dài ngày hơn.

23/07/2014
Tăng Hiệu Quả Bắp Luân Canh Trên Đất Lúa Tăng Hiệu Quả Bắp Luân Canh Trên Đất Lúa

Cây bắp có vị trí quan trọng sau cây lúa. Hiện ở ĐBSCL, cây bắp được đưa vào luân canh trên đất lúa nhằm giảm bớt sức ép sản xuất nhiều lúa gạo mà giá cả không ổn định, trong lúc thiếu thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu hơn 3 tỷ USD/năm.

28/03/2014
Giá Gạo Philippines Cao Ngất Ngưởng Giá Gạo Philippines Cao Ngất Ngưởng

Philippines nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Việt Nam vào tháng 5 – 8/2014 để dự trữ và kiểm soát giá gạo trong nước. Hiện nước này đang lên kế hoạch nhập khẩu thêm 200.000 tấn gạo giao tháng 9/2014 nhằm đảm bảo lương thực sau khi cơn bão Thần Sấm tàn phá nhiều vùng trồng lúa trong cả nước.

23/07/2014
Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý, Khai Thác Các Công Trình Thủy Lợi Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý, Khai Thác Các Công Trình Thủy Lợi

Huyện Tủa Chùa hiện có 66 công trình thủy lợi, đảm bảo nước tưới cho 1.101,5ha lúa mùa; 368ha lúa chiêm và 4ha thủy sản. Bên cạnh đó, các công trình thủy lợi còn đảm bảo nước tưới cho trên 300ha rau màu, cây công nghiệp; cung cấp hàng triệu mét khối nước phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi.

23/07/2014
Dưa Hấu Trong Nước Không Còn Nhiều Dưa Hấu Trong Nước Không Còn Nhiều

6.000 tấn bán sang Trung Quốc mỗi ngày như hiện tại (riêng cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn) thì chỉ hơn tuần nữa dưa hấu lại khan hiếm.

28/03/2014