Cao Su Nghệ An Gặp Khó

Ngoài Qùy Hợp, nhiều địa phương khác trồng cao su của Nghệ An như Thanh Chương, Quế Phong, Anh Sơn…cũng đang gặp khó.
Xã Minh Hợp (huyện Quỳ Hợp) là một trong những địa phương có diện tích cao su lớn nhất tỉnh, khoảng 500ha, trong đó diện tích khai thác là 300ha, tập trung chủ yếu ở các xóm như Minh Hòa, Minh Hợp, Minh Thành, Minh Thọ… Các năm trước, mủ cao su được giá nên nhà nào cũng phấn khởi mỗi khi đến kỳ cạo mủ nhưng năm nay thì ngược lại.
Gia đình chị Nguyễn Thị Thúy Hằng (xóm Minh Hòa) có 2 ha cao su. Sau 7 năm chăm sóc, năm nay là lần cạo mủ đầu tiên lại gặp đúng dịp rớt giá. Chị Hằng buồn rầu cho biết: Những năm trước dù thị trường không thực sự sôi động, song với mức giá trung bình từ 40.000 – 45.000 đ/kg (năm 2010 lên đến 60.000/kg) thì người nông dân ít nhiều vẫn có lãi.
Nhưng từ đầu năm đến nay, giá cao su lao dốc khiến bất cứ ai cũng choáng: Thời điểm tháng 5 và tháng 6, giá mủ khô chỉ còn 30.000 đ/kg; đến tháng 7 và tháng 8 tiếp tục giảm xuống còn 26.000 đ/kg và nay là 24.000 đ/kg.
Ông Cao Xuân Hậu, Trưởng phòng Kế hoạch Cty TNHH MTV Nông công nghiệp 3/2 (đơn vị bao tiêu cao su trên địa bàn) cho rằng: Việc duy nhất công ty có thể làm để giúp đỡ người trồng cao su lúc này là nới rộng thời gian vay nợ để bà con yên tâm sản xuất.
Ngoài Qùy Hợp, nhiều địa phương khác trồng cao su của Nghệ An như Thanh Chương, Quế Phong, Anh Sơn…cũng đang gặp khó.
Có thể bạn quan tâm

Hiện, việc thị trường thức ăn chăn nuôi ngày càng phụ thuộc vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khi các doanh nghiệp này chiếm phần lớn thị phần và có khả năng điều khiển thị trường, có thể gây tổng thiệt hại xã hội hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm theo tính toán.

Hàng loạt thông tin về sản phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm khiến người tiêu dùng luôn lo lắng, muốn tìm kiếm sản phẩm sạch. Nhưng nghịch lý trên thị trường là sản phẩm VietGAP (sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) sản lượng ít, nhu cầu cao, nhưng lại khó tiêu thụ...

Chợ trâu Cán Cấu (Si Ma Cai - Lào Cai) từ lâu đã là phiên chợ nổi tiếng khắp vùng Tây Bắc. Có người còn gọi vui đây là “sàn giao dịch” trâu, bởi mỗi phiên chợ có tới hàng trăm con trâu từ khắp các thôn, bản vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, thậm chí từ huyện Sín Mần (Hà Giang) tụ hội về đây. Đến thăm phiên chợ độc đáo này, chúng tôi “mắt thấy, tai nghe” nhiều mẩu chuyện vui.

Năng suất thấp, giá thành sản xuất cao, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa kiểm soát tốt dịch bệnh… là những hạn chế của ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay. Nếu không khắc phục những tồn tại này, ngành chăn nuôi sẽ đối mặt với nhiều thách thức khi Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Trong đó, dự kiến, thuế suất nhiều sản phẩm thịt nhập khẩu bằng 0%.

Dọc quốc lộ 1 tại khu phố Lương Hòa (thị trấn Lương Sơn - Bắc Bình - Bình Thuận) dễ dàng nhận thấy đàn bò béo tròn bên ruộng cỏ voi xanh mơn mởn thay cho ruộng hoa màu kém hiệu quả trước đây. Đó là mô hình trồng cỏ nuôi bò của các hộ dân nơi đây.