Cao Su Lộc Ninh Bón Phân Cá Thay Phân Vô Cơ

Hiện Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh (Cao su Lộc Ninh) được Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam chọn là đơn vị điểm cải tiến kỹ thuật nông nghiệp. Công ty đã ứng dụng hiệu quả để các đơn vị trong, ngoài tập đoàn học tập. điển hình như trồng bầu 4-5 tầng lá để rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản 6 tháng đến 1 năm.
Năm 2012-2013, Nông trường 2 được công ty chọn thí điểm bón phân cá trên vườn cây khai thác thay thế phân vô cơ (đạm, lân, kali), trên diện tích 600 ha của cây cạo nhóm 1 và nhóm 2.
Phó giám đốc nông trường Lâm Quốc Tiến cho biết: Qua theo dõi và so sánh với vườn cây cùng nhóm tuổi bón phân vô cơ, thì bón phân cá hiệu quả kinh tế cao hơn. Cụ thể, hàm lượng mủ khô (DRC) cao hơn 1,2-2%, năng suất vườn cây cũng tăng hơn.
Cây phát triển bình thường với bộ lá xanh đồng đều, thời gian khi cây nghỉ cạo nhanh hơn 10-12 ngày; thời gian rụng lá muộn hơn 7-10 ngày và bệnh phấn trắng giảm 15-20%. Vườn cây sau thời kỳ rụng lá đưa vào cạo sớm hơn và thời gian thu hoạch mủ dài hơn so bón phân vô cơ 11-15 ngày/năm.
Do phân cá có hàm lượng hữu cơ và vi sinh giúp lá phân hủy, xác thực vật tạo đất tơi xốp hơn nên đầu mùa mưa bộ rễ tơ phát triển tốt, mật độ rễ trên đơn vị cao hơn 20-24%. Do thời gian bón phân cá sớm hơn so phân vô cơ, nông trường đã chủ động bón trước mùa mưa nên tỷ lệ hao hụt bay hơi, rửa trôi thấp hơn so bón phân vô cơ và thuận lợi cho công nhân vận chuyển, bón phân.
Từ thí điểm bón phân cá thay phân vô cơ ở vườn cây của Nông trường 2, trong năm 2014, cao su Lộc Ninh tiếp tục áp dụng tại các nông trường 2, 3, 6 và 7.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, toàn TP đã phát triển ổn định được 69 xã và 15 vùng chăn nuôi trọng điểm, cùng 2.924 trang trại chăn nuôi ngoài khu dân cư. Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện chiếm tỷ lệ 40,5% tổng đàn gia súc, gia cầm toàn TP. Trong những năm qua, chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và ngoài khu dân cư tiếp tục có sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng sản phẩm.

Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân với tấm bằng loại khá, từng đi làm cho một vài công ty với thu nhập khoảng 5 - 7 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, ước mơ muốn làm giàu trên chính quê hương mình đã thôi thúc anh Đỗ Kim Tuyến quay về mở trại chăn nuôi gà thả vườn.

Chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học là mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ sinh học của vi sinh vật sống trong đệm lót nền chuồng để xử lý chất thải của vật nuôi, cải thiện môi trường chăn nuôi, có tác dụng làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường chuồng nuôi, đồng thời vật nuôi có môi trường tự nhiên để vận động, giúp đàn heo ăn nhanh chóng lớn, tỷ lệ mắc bệnh tiêu hóa và hô hấp giảm. Qua mô hình cũng giúp tiết kiệm một phần chi phí sản xuất.

Điều gì làm cho một tỉnh nằm ở cực Nam Trung Bộ được mệnh danh là xứ sở “thừa nắng” trở thành trung tâm sản xuất tôm giống của cả nước? Câu trả lời đơn giản là tỉnh ta đã khai thác được lợi thế vùng tiểu khí hậu đặc trưng nắng ấm quanh năm để sản xuất tôm giống mà nhiều nơi khác không sánh kịp.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong năm qua khu vực đồng bằng sông Cửu Long có 102 cơ sở sản xuất cá tra giống, với sản lượng từ 25 - 28 tỉ con cá tra bột. Các địa phương có nhiều cơ sở sản xuất giống cá tra bột như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Tiền Giang.