Cao Su Đồng Phú Lãi 5 Triệu Đồng/tấn

Năm 2014 Cty CP Cao su Đồng Phú (Bình Phước) có giá bán bình quân 38 triệu/tấn, trong khi giá thành là 33 triệu đồng, lãi 5 triệu đồng/tấn.
* 606 công nhân xin thôi việc năm 2014
Mặc dù giá mủ cao su trong 6 tháng cuối năm 2014 giảm sâu và hiện nay ở mức trên dưới 30 triệu đồng/tấn, nhưng trong năm 2014 Cty CP Cao su Đồng Phú (Bình Phước) có giá bán bình quân 38 triệu/tấn, trong khi giá thành là 33 triệu đồng, lãi 5 triệu đồng/tấn. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 230 tỷ đồng. Nộp ngân sách 69 tỷ đồng.
Tuy vậy tiền lương công nhân cao su vẫn giảm 732 ngàn so với năm 2013, đạt bình quân 6,5 triệu/người/tháng.
Do thu nhập giảm nên năm qua đã có 606 công nhân xin thôi việc, Cty phải chi trả 2,6 tỷ đồng để thanh toán theo chế độ.
Dự kiến năm 2015, giá mủ vẫn tiếp tục giảm, Tập đoàn công nghiệp cao su VN (VRG) xây dựng "kịch bản" giá bán 31 triệu, giá thành 30 triệu/tấn, còn theo ông Nguyễn Thanh Hải (TGĐ Cty) sẽ cố gắng đưa giá thành xuống ở mức 27-30 triệu đồng/tấn.
Hiện nay NS vườn cây Cty CP CS Đồng Phú đứng thứ 2 của VRG là 2,1 tấn/ha, sau Cty CP CS Tây Ninh có NS vườn cây là 2,3 tấn/ha.
Có thể bạn quan tâm

Trước kia đàn bò ở đây chủ yếu là giống bò cỏ, nuôi chậm lớn nên xuất bán lãi không cao. Từ năm 1995 An Phú đẩy mạnh chương trình sind hóa đàn bò. Đến nay tổng đàn bò của xã trên 2.100 con, trong đó bò lai sind chiếm hơn 85%.

Thường cua giống được nông dân thả sau tôm từ 1 - 2 tháng và tận dụng chính môi trường nước của con tôm nên không tốn gì thêm, ngoài tiền mua con giống.

Vài ngày nay, hàng chục chiếc xe chở sắn nối đuôi nhau đậu ở trước cổng Nhà máy tinh bột sắn và tràn ra tận Quốc lộ 1A chờ nhập cho nhà máy, gây mất an toàn giao thông. Qua tìm hiểu từ các tài xế xe, chúng tôi được biết có nhiều xe phải đợi hai ngày mới bán được sắn cho nhà máy.

Bà Nguyễn Thị Thoa -Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết sẽ tiếp thu, xem xét các ý kiến của địa phương, đơn vị để điều chỉnh bổ sung trước khi ban hành bộ quy trình kỹ thuật, tiêu chí bình tuyển cây ăn quả đầu dòng trên địa bàn Hà Nội.

Ngoài những mô hình sản xuất truyền thống, thời gian qua ở Bạc Liêu, những mô hình sản xuất mới đã đem lại hiệu quả thiết thực và đang từng bước phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Và cũng từ đó, ngày càng có nhiều nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.