Cao su Chư Sê phấn đấu đạt 240 tỷ đồng

Đồng thời, công ty đã tạo nhiều việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, TGĐ Cty cho biết, Cty đang quản lý 8.142 ha cao su trong nước. Từ năm 2010, trồng mới được 16.268 ha cao su tại Campuchia.
Năm 2014, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do giá mủ cao su liên tục giảm, giá nhiên liệu đầu vào tăng chóng mặt, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của đơn vị đã tiêu thụ được 6.964 tấn mủ cao su các loại, trong đó XK trực tiếp 4.817 tấn, chiếm 69% sản lượng, với giá bán bình quân trên 35 triệu đồng/tấn.
Tổng doanh thu đạt 290,9 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 20,3 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 17 tỷ đồng và thu nhập bình quân của người lao động hơn 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Năm 2015, Cty phấn đấu sản lượng khai thác 5.800 tấn mủ, sản lượng mủ chế biến 6.800 tấn, doanh thu 240 tỷ đồng, tiền lương bình quân 4,7 triệu đồng/người/tháng trở lên.
Lao động tại Cty hiện có 2.600 người, trong đó 70% là công nhân người dân tộc. Hơn 1.000 hộ dân ở 24 làng, đã được Cty tuyển dụng vào làm công nhân và định canh, định cư ổn định cuộc sống lâu dài.
Cty tiếp tục đẩy mạnh đầu tư thâm canh chiều sâu đối với vườn cây khai thác, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào SX, góp phần nâng cao năng suất vườn cây. Phát động phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi cạo mủ cao su, đẩy nhanh tiến độ thanh lý vườn cao su già cỗi...
Theo ông Khánh, năm 2015 Cty trồng tái canh 507 ha cao su, đảm bảo trồng đúng tiến độ và chất lượng cây giống đạt yêu cầu kỹ thuật theo khuyến cáo của ngành với các bộ giống cho năng suất cao, kháng bệnh tốt. Phấn đấu trồng xong trong tháng 7 này.
Thực hiện chủ trương trồng xen canh các loại cây trồng khác để tăng tính hiệu quả sử dụng đất, trong mùa tái canh này, 1 ha trồng mới Cty sẽ trồng 500 cây cao su và trồng xen canh 3.070 cây cà phê chè. Chỗ có độ cao thấp hơn sẽ trồng xen canh 600 cây cà phê vối/ha.
Theo sự chỉ đạo của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, trong tình hình giá cao su thấp như hiện nay, các đơn vị bằng mọi cách phải hạ giá thành, quản lý chặt và tiết giảm 30% suất đầu tư.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 19/5, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu đã chủ trì Hội thảo “Sử dụng vi sinh thay thế hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm sạch” với sự tham gia của hơn 400 hộ nuôi tôm các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang và Bạc Liêu.

Nhiều trang trại cho biết, hiện gà đã quá thời hạn xuất chuồng nhưng không thể bán được. Nguồn cung gà thịt hiện đang rất dư thừa, trong khi thị trường lại không mặn mà với sản phẩm này, người tiêu dùng e dè với thịt gà, do đó lượng gà tồn kho đang rất lớn.

Nhiều người nghĩ rằng trồng nấm rơm trên núi sẽ là một hướng đi khó khăn bởi xa nguồn nguyên liệu và đối mặt với sự chuyển biến phức tạp của thời tiết. Thế nhưng hướng đi táo bạo ấy của gia đình anh Lê Trọng Khánh - chị Trương Thị Ngọc Lài, ở thôn Tân Hữu, xã Tân Liên (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đã thành công và mở ra một hướng làm kinh tế mới đầy hứa hẹn cho người dân nơi đây...

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, giá các loại trái cây có tính thanh nhiệt, giải khát tăng mạnh, đặc biệt là dừa tươi. Tại Trà Vinh, giá dừa tươi đã tăng gần gấp đôi so với cách đây vài tháng, nhà vườn rất phấn khởi.

Những năm gần đây, ở các địa phương ven đô TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đang phát triển mạnh các mô hình chăn nuôi gà theo hướng nông trại với quy mô lớn. Tuy nhiên chất thải từ mô hình này gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực. Để giúp nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị, khắc phục tình trạng ô nhiễm, tháng 6.2012 Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật NN&PTNT TP.Tam Kỳ đã bắt đầu triển khai xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ đệm lót sinh thái bằng mùn cưa hoặc vỏ trấu trên diện tích 450 m2 nền chuồng nuôi gà của 7 hộ chăn nuôi tại 3 xã Tam Thăng, Tam Ngọc và Tam Phú. Sau một thời gian lấy chế phẩm men (được làm từ chế phẩm BALASA No1 trộn bột ngô, nước cho vào túi hoặc thùng ủ từ 2 - 3 ngày) rải lên toàn bộ bề mặt đệm lót, phân gà thải ra không còn mùi hôi thối, hạn chế ruồi. Đặc biệt, mô hình này không cần phải thay đệm trong suốt quá trình chăn nuôi, giảm nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm đệm, giảm tỷ lệ mắc bệnh. Ông Trương Minh Hạnh, chủ tr