Cao su Bình Long lợi nhuận 3.190 tỷ đồng trong 5 năm

* Nộp ngân sách gần 1.000 tỷ đồng
Tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Phước; ông Trần Ngọc Thuận – Bí thư đảng ủy, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; ông Phan Mạnh Hùng – Chủ tịch Công đoàn Cao su Việt Nam…
Ông Lê Văn Vui – Bí thư đảng ủy, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long đã thông qua báo cáo chính trị Đảng bộ công ty nhiệm XII (2010 – 2015) và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ XIII (2015 – 2020).
Hiện nay, công ty đang quản lý 14.077 ha cao su kinh doanh và kiến thiết cơ bản. Trong 5 năm qua, công ty đã khai thác và chế biến được 119.762 tấn cao su qui khô, năng suất vườn cây đạt bình quân 2 tấn/ha/năm.
Trong 5 năm (2010 – 2015) đã tiêu thụ và xuất khẩu trực tiếp 119.323 tấn cao su các loại, tổng doanh thu 8.414 tỷ đồng, tổng lợi nhuận 3.190 tỷ đồng và nộp ngân sách Nhà nước 974 tỷ đồng.
Với tổng số 6.278 cán bộ, công nhân viên, thu nhập lương năm cao nhất (2011) là 12,07 triệu đồng/người/tháng. Năm thấp nhất (2014) là 7,2 triệu đồng/người/tháng. Đảng bộ Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long có 762 đảng viên, trong 5 năm đã kết nạp 243 đảng viên mới. Đây là một Đảng bộ mạnh, tiêu biểu của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tại tỉnh Bình Phước.
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân do hiện đang là mùa khô, mùa thu hoạch rộ của hành tây, đồng thời cũng là thời điểm su su kém phát triển nhất trong trong năm.

Những chuyến tham quan, trao đổi kinh nghiệm ở các nước có nền nông nghiệp phát triển dù ngắn ngủi nhưng cũng đủ giúp thay đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều nông dân TP.HCM.

Trong vụ hè thu năm nay, huyện Tuy Đức đã gieo trồng được hơn 5.000 ha cây trồng các loại. Đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn đang tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, giúp cây trồng phát triển tốt và hứa hẹn cho năng suất cao.

Nhân kỷ niệm ngày truyền thống ngành thuỷ sản Việt Nam, ngày 1-4, tại khu bến Giang, phường Tân An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đã tổ chức lễ mít tinh ôn lại truyền thống của ngành và thực hiện thả cá giống xuống vùng nước tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.

Ông Ba Nhàn nhớ lại, năm 2005 gia đình ông từ Rạch Giá (Kiên Giang) ra sống trên đất đảo hoang sơ. Tại đây, ông chỉ xin được khoảnh đất nhỏ đủ cất được cái nhà trú mưa trú nắng cho vợ con sinh sống. Ông Ba Nhàn làm nghề đi tàu biển thuê. Mỗi lần tàu cập bến, chủ tàu cho phân loại các loài thủy hải sản để bán.