Cao su bị đốn hạ vì giá mủ xuống thấp, người trồng thua lỗ

Tại tỉnh Phú Yên, mủ cao su liên tục rớt giá, hiện chỉ còn từ 7000 đồng – 8000 đồng/kg, thấp hơn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, chi phí phân bón, công chăm sóc, cạo mủ đều tăng nên người trồng cao su bị lỗ nặng.
Chỉ còn khoảng một tháng nữa là vào mùa thu hoạch mủ cao su nhưng với giá thấp như hiện nay, người nông dân không mặn mà với việc cạo lấy mủ. Hơn 6 ha cao su gần 10 năm tuổi ở các xã Eabar, Ealy, huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên vừa bị người dân đốn hạ.
Ông Lê Văn Minh, xã EaBar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên cho biết: “Hồi trồng cao su chọn đất tốt trồng, bây giờ chặt bỏ thấy tiếc quá. Cuối cùng buộc phải phá chứ khai thác hai năm lỗ mấy chục triệu đồng rồi”.
Có thể bạn quan tâm

Theo Tổ chức Nông-Lương LHQ (FAO), hiện tượng El Nino đã xuất hiện trở lại. Những đợt nắng nóng, hạn hán kéo dài đã xuất hiện tại khu vực Nam và Đông Nam Á.

Trung Quốc là nước SX đường lớn thứ ba trên thế giới sau Brazil và Ấn Độ; tập trung chủ yếu ở các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Quảng Đông và Hải Nam.

Ngày 13/7, tại Bạc Liêu, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chủ trì hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Tái cơ cấu ngành thủy sản, do Bộ NN-PTNT phối hợp BCĐ Tây Nam bộ và UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức.

Những ngày này, đi dọc các vùng nuôi tôm công nghiệp nằm ở ven biển thuộc các xã Bạch Long, Giao Phong, Quất Lâm (Giao Thủy); Hải Đông, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều (Hải Hậu); Nghĩa Phúc, Nam Điền (Nghĩa Hưng)… chúng tôi bắt gặp các hộ nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, đổ ra các ao đầm miệt mài kéo tôm để kịp xuất bán cho thương lái.

Vụ chiêm xuân năm nay, lần đầu tiên đưa vào áp dụng sản xuất đại trà song nông dân xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao đã bội thu từ mô hình lúa tái sinh.