Cao Phong (Hòa Bình) Vào Vụ Cam Mới

Ngay từ đầu tháng 9 (dương lịch), ở Hòa Bình khi những quả cam CS1 (lòng vàng) bắt đầu chín, giá cam được lái thương thu mua cao hơn hẳn mọi năm. Đây là dấu hiệu một mùa cam bội thu giá. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức với người trồng cam khi xuất hiện cam Trung quốc trên thị trường ngay từ đầu vụ.
Đầu vụ giá cao
Vừa cắt những quả cam đang bắt đầu chín rộ chị Nguyễn Thị Hà ở đội Thu Phong nói chuyện với chúng tôi: Vườn này nhà tôi có gần 1ha nhưng trồng 3 loại cam. Cam lòng vàng có 190 cây. Cây năm nay là năm thứ 4 tôi nên tôi để quả thu. Năm đầu thu quả không sai nhưng là cam tơ nên nhiều lái thương thích.
Khi họ xem vườn trả giá 23.000 đồng/kg, tôi đồng ý bán luôn. Giá như này so với mọi năm hơn hẳn. Tuy năm nay đầu tư cao hơn mọi năm như giá công làm, phân bón, thuốc trừ sâu… nhưng người trồng cam vẫn lãi. Vả lại tôi muốn thu sớm để cây khỏe cho quả vụ sau. Chị Hà cho biết thêm: Năm nay so với các giống cam khác như Xã Đoài, Canh, V2, Malaixia …, cam lòng vàng được mùa hơn. Năng suất vẫn tương đương như năm ngoái.
Còn các giống cam khác năng suất đều kém. Nguyên nhân là do vào thời điểm đầu năm khi cam ra hoa, thời tiết ít nắng, mưa phùn dài ngày nên hoa bị thối không nở được. Đối với người trồng cam, giá năm nay cao cũng là dễ hiểu. Từ đó, nhiều người dự đoán năm nay, giá cam cao nên ít người muốn bán đầu vụ. Theo tìm hiểu của chúng tôi, cam năm nay ở Cao Phong quả nhỏ, mẫu mã không được đẹp như mọi năm.
Bà Nguyễn Thị Thanh, ở khu 3 thị trấn Cao Phong cho biết: Nhà tôi có hơn 1 ha cam lòng vàng trồng xen chanh đào. Năm ngoái cả vườn thu được 40 tấn cam lòng vàng. Theo dự kiến của tôi, năng suất năm nay không giảm. Năm ngoái tôi bán được giá từ 17-19.000 đồng/kg.
Nhiều người vào trả giá cao nhưng tôi chưa muốn bán vì họ hái lẻ. Như năm ngoái, so với những năm khác được giá hơn nhưng đầu vụ chỉ được 18.000 đồng/kg. Theo chu kỳ, thường những người bán sớm bao giờ cũng được giá hơn hẳn chính vụ. Ngay từ đầu tháng 9, nhiều thương lái vào vườn trả giá 25.000 đồng/kg nhưng nhiều chủ vườn không muốn bán hy vọng giá vẫn còn lên.
Lo cam Trung Quốc
Là thương lái từ nhiều năm nay ở Cao Phong, chị Nguyễn Thị Hương ở khu 2 thị trấn Cao Phong tâm sự: Từ đầu vụ đến giờ, tôi chạy được 2 chuyến hàng. Giá đầu vào cao hơn hẳn mọi năm nên lãi không nhiều.
Tuy giá cao nhưng tôi vẫn thấy bấp bênh, chưa ổn định hẳn. Một số thương lái tôi quen không dám “ôm” vườn như mọi năm vì sợ vào chính vụ giá giảm. Họ cũng nghe ngóng một thời gian nữa mới biết rõ thị trường thế nào. Qua tìm hiểu của chúng tôi, năm nay nhiều lái thương lo ngại cam Cao Phong cạnh tranh với cam Trung Quốc. Mọi năm, chỉ cuối vụ giá cam cao khi chỉ còn cam V2 (Valenxia) thì xuất hiện cam Trung Quốc.
Tuy nhiên, năm nay, ngay từ đầu vụ đã xuất hiện cam, quýt Trung Quốc ngay tại Cao Phong. Hiện tại, khi đưa cam về dưới xuôi giá thường từ 25-26.000 đồng/kg nhưng cam Trung Quốc giá chỉ 15.000 đồng. Cam ngọt hơn, để lâu hơn, giá thấp hơn nên cam Trung Quốc đánh lừa được người tiêu dùng trong nước.
Có thể bạn quan tâm

Hậu Giang có nhiều nông sản có thế mạnh cạnh tranh, tuy nhiên, hiện nay kỹ thuật sản xuất của người dân còn yếu. Từ đó, việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học tiên tiến chưa nhiều, đúng quy trình nên sản phẩm làm ra chưa đồng đều về chất lượng, năng suất chưa cao. Việc giúp nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến là một vấn đề cần thiết.

Cơ sở để VASEP đưa ra dự báo trên là căn cứ vào tình hình xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm nay đã đạt 2,86 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm tăng ở tất cả các thị trường, còn xuất khẩu cá tra, bạch tuộc đã có dấu hiệu phục hồi.

Từ 8 con hươu vào năm 2004, đến nay, anh Trần Văn Phước ở Thị trấn Tân Phú - Đồng Phú - tỉnh Bình Phước đã gây dựng được đàn hươu, nai hơn 70 con. Đây là nông hộ nuôi hươu, nai lớn nhất tỉnh, thu hút sự quan tâm của nhiều bà con trong vùng đến tham quan và học tập.

Xã Nghĩa Phong (Nghĩa Hưng) có trên 545ha đất nông nghiệp, trong đó diện tích cây trồng vụ đông có trên 106ha. Trong những năm qua, Hội Nông dân xã đã vận động hội viên nông dân mạnh dạn chuyển đổi những diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng cây vụ đông, tập trung vào các loại cây rau màu có giá trị thu nhập cao như bí xanh, bí đỏ, cà chua, rau màu các loại…, riêng giá trị sản xuất cây vụ đông đạt 150-200 triệu đồng/ha/năm.

Mục tiêu của Dự án Cạnh tranh chăn nuôi và An toàn thực phẩm Lâm Đồng (Dự án LIFSAP Lâm Đồng) thuộc Sở NN-PTNT là “Nâng cao hiệu quả của những người chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình; giảm thiểu tác động môi trường của hoạt động chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ gia súc - gia cầm và tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi…”.