Cao Chương Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Hiệu Quả

Trong những năm qua, xã Cao Chương (Trà Lĩnh) tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, hướng tới phát triển sản xuất hàng hóa để xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.
Kênh mương Khuổi Kéo - Đoỏng Dài, xã Cao Chương (Trà Lĩnh) được kiên cố hóa, tạo điều kiện cho bà con ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp.
Cao Chương có tổng diện tích tự nhiên 2.892 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 488 ha. Là xã thuần nông, những năm trước đây, cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm khá cao, do việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, đa số bà con sử dụng giống ngô, lúa cũ (tỷ lệ sử dụng giống mới chỉ chiếm từ 40 - 50%) nên năng suất, sản lượng đạt thấp. Trước tình hình đó, Đảng bộ xã đã ra nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo nhân dân phát triển trồng trọt, chăn nuôi, đưa các loại cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất.
Đồng thời, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tận dụng quỹ đất nông nghiệp thực hiện luân canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện của từng xóm. Các giống lúa, ngô, đậu tương giống mới cho năng suất cao được đưa vào thay thế những giống cũ của địa phương đã bị thoái hóa.
Chủ động phối hợp với các đoàn thể và các phòng chức năng của huyện triển khai mô hình trồng khoai tây giống mới, mô hình nuôi ngan Pháp, gà thả vườn; mở các lớp chuyển giao kỹ thuật cho nông dân về thâm canh lúa, ngô, chăn nuôi; xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả.
Hệ thống kênh mương được đầu tư nâng cấp, kiên cố hóa hơn 4 km, tưới chắc cho hơn 200 ha đất sản xuất, tạo điều kiện thâm canh tăng vụ từ trồng 1 vụ sang 3 vụ (lúa + ngô + rau màu)/năm. Đến nay, tỷ lệ sử dụng giống mới của xã đạt trên 92%. Năm 2011, tổng sản lượng lương thực toàn xã đạt 2.932 tấn, bình quân đạt 900 kg/người/ năm; góp phần giảm 9% số hộ nghèo từ 53% (năm 2010) xuống còn 44% năm 2011.
Người dân, đặc biệt là các gia đình đảng viên một số xóm, như: Pò Luông, Nà Rỉ, Đoỏng Khẳm, Bản Pát..., đã gương mẫu đi đầu, chủ động chuyển đổi diện tích lúa sang chuyên trồng khoai tây, rau màu các loại, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ hiệu quả chuyển đổi cây trồng hợp lý, nhiều hộ đã thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu. Anh Lý Văn Minh ở xóm Pò Luông cho biết: Trước đây gia đình tôi chỉ trồng ngô, lúa. Nay, nhờ chuyển một số diện tích cấy lúa sang trồng rau màu đã đem lại thu nhập cao gấp 2 - 3 lần so với trồng ngô, lúa... Chị Nguyễn Thị Xuân ở xóm Bản Pát phấn khởi: Mấy năm gần đây, nhờ đưa vào trồng khoai tây vụ đông nên mỗi năm gia đình tôi thu hoạch được trên 20 tấn khoai tây. Với giá bán ra thị trường từ 10 - 15 nghìn đồng/kg, cho thu nhập từ 20 - 30 triệu đồng/vụ.
Đồng chí Hoàng Văn Thiện, Chủ tịch UBND xã Cao Chương cho biết: Cùng với cây hồi, cây cam, quýt đã được nhân dân địa phương trồng từ lâu nhưng chủ yếu nhỏ lẻ, chưa được nhân dân coi trọng. Vài năm trở lại đây, cam, quýt được trồng nhiều và trở thành hàng hóa, mang lại thu nhập cao, giúp nhiều hộ nông dân xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu. Hiện nay, xã dự kiến sẽ tập trung xây dựng và quy hoạch vùng chuyên canh trồng rau màu các cây hồi, cam, quýt ở các xóm trọng điểm như: Nà Ma, Thăng Loỏng, Đoỏng Khẳm, Pò Luông, Bản Pát, Khuổi Luông, Phja Đeng...
Có thể bạn quan tâm

Các loại cây trồng có diện tích gieo trồng đạt cao như: lúa nước 26.107 ha, đạt 98,1%; bắp 3.637 ha, đạt 72%, mía trồng mới 6.726 ha, đạt 84% và đậu các loại 2.406 ha… Các địa phương xuống giống đạt và vượt kế hoạch cao như: Kông Chro 3.497 ha, đạt 102%; Phú Thiện 8.401 ha, đạt 100%; Ia Pa 7.718 ha đạt 103%...

Đã thành truyền thống, sau những ngày vui Xuân, nông dân các địa phương trong tỉnh quay trở lại với việc đồng áng. Những ngày đầu Xuân đi khắp các cánh đồng lúa nước, cà phê, hồ tiêu… đâu đâu cũng thấy sự phấn khởi trên nét mặt của người nông dân, ai cũng cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mọi điều suôn sẻ sẽ đến trong năm mới 2015.

Xã Tân An là một trong những vựa rau lớn của Gia Lai nói chung và huyện Đak Pơ nói riêng. Thế nhưng những ngày qua, bầu không khí ảm đạm đang bao trùm khắp nơi đây, bởi lẽ người dân phải bán tống bán tháo hoa màu, thậm chí phá bỏ cho gia cầm, gia súc ăn vì giá quá rẻ.

Để thúc đẩy nền nông nghiệp huyện nhà phát triển theo hướng bền vững, ngành Nông nghiệp huyện Kbang đã tích cực triển khai nhiều biện pháp mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện đời sống vật chất của người dân trên địa bàn huyện, tiến tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Sáng mùng 2 Tết, sau bữa cơm quần tụ với con cháu, gia đình, bác Lê Thị Tình (54 tuổi), ở làng Bi, xã Ia Dom đã tranh thủ lặn lội lên vườn cách nhà hơn 2 km để nhặt hạt điều. “Vườn xa nhà nên sợ mất trộm, Tết nhất vẫn tranh thủ đi nhặt hạt từ các quả chín rụng xuống đất. Thấy của phơi ngoài vườn ngồi không yên được, bởi tiền bạc lo lắng mọi việc, kể cả con cái học hành đều trông cả vào đó”- bác Tình, tâm sự.