Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cảnh Giác Với Tôm Giá Rẻ

Cảnh Giác Với Tôm Giá Rẻ
Ngày đăng: 12/08/2013

Hiện tôm thẻ chân trắng đang phát triển mạnh đối với loại hình nuôi công nghiệp và đang thâm nhập loại hình quảng canh truyền thống. Tuy nhiên, người dân còn thiếu thông tin về giá cả, loại giống và chất lượng, vì thế không ít chủ đầm tôm công nghiệp đổ nợ vì tôm chết.

Con giống chất lượng là đối tượng cả ngành chức năng và người dân trong tỉnh quan tâm, tìm kiếm, đặc biệt là những hộ nuôi tôm công nghiệp. Vai trò của con giống quyết định trên 60% tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Để đáp ứng nhu cầu của nông dân, một số đối tượng kinh doanh giống, trại giống tìm đủ mọi cách để bán tôm bị nhiễm bệnh, mà đáng lẽ ra loại tôm này phải xử lý và xả bỏ theo quy định của ngành chức năng.

“Ở ấp có khoảng 20 hộ thả loại tôm thẻ này với số lượng khoảng 2 triệu con post, 1 ha khoảng 100-200 con post, lái chở tôm tới chỗ với giá chỉ 25 đồng/con. Khi chào hàng, thương lái giới thiệu con thẻ được thả trong vuông sẽ ăn chất dơ, cặn bã trong vuông, nhưng một số hộ thả 5-10 ngày đã chết, có hộ cầm cự được 20-30 ngày tôm cũng chết”, anh Trần Thanh Bình, nông dân ấp Hà Phúc Ứng, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, cho biết.

Anh Lê Minh Tài, ấp Trương Thoại, nhận định, do được chào hàng với giá 25 đồng/con post, anh nghĩ là giống thẻ đuôi đỏ là loại thẻ thiên nhiên trên vùng sông biển Cà Mau hiện hữu từ bao đời nay, nuôi mau lớn, có thuần độ mặn phù hợp với môi trường ao nuôi.

Vì thế, anh mua 200.000 con, thả được 30 ngày đã bị bệnh đỏ thân, không thu hồi được vốn. Xem kỹ lại thì mới biết đó là tôm thẻ chân trắng bình thường chứ không phải là đối tượng khác.

Theo thông tin từ Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, đối tượng thẻ chân trắng mà các thương lái bán với giá 25 đồng/con thì không có cơ sở sản xuất giống nào tồn tại được, bởi giá tôm bố mẹ nhập về từ các nước cao, chi phí sản xuất cao nên giá bán ra cho dân không thể rẻ như vậy.

Đây là hình thức kinh doanh tôm giống trái pháp luật, cần được lên án và có hình phạt thích đáng để hạn chế rủi ro cho người dân. Bằng cách gán cho con tôm thẻ chân trắng cái tên khác và đưa về những nơi người dân ít hay thiếu thông tin, đáng ngại hơn, loại tôm giống này được bán với giá chênh lệch 50 đồng/con so với tôm chất lượng hiện nay.

Nếu không cảnh giác, rất có thể người nuôi tôm phải ôm nợ vì loại tôm giống này. Đáng lo ngại hơn, nó sẽ mang mầm bệnh về đồng đất yên lành mà con tôm sú ngự trị từ nhiều năm qua.


Có thể bạn quan tâm

Cần Thơ Nuôi Gà Đông Tảo Thắng To Cần Thơ Nuôi Gà Đông Tảo Thắng To

Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ, là người đầu tiên ở miền Tây thực hiện mô hình nuôi gà Đông Tảo (gà tiến vua) trở thành triệu phú.

20/08/2014
Đàn Bò Sữa Thành Phố Hồ Chí Minh Chạm Ngưỡng 100.000 Con Đàn Bò Sữa Thành Phố Hồ Chí Minh Chạm Ngưỡng 100.000 Con

Hiện nay, đàn bò sữa TPHCM dịch chuyển dần ra các huyện ngoại thành, riêng huyện Củ Chi chiếm 63,8%. Chủ trương của ngành nông nghiệp TP là nâng chất con giống, tăng quy mô đàn và giảm số hội nuôi để giảm dần, còn khoảng 85.000 con.

20/08/2014
Trồng Nấm Rơm Mùa Mưa Trồng Nấm Rơm Mùa Mưa

Nghề trồng nấm rơm ở Chợ Mới (An Giang) đã có từ lâu đời, nhất là ở các xã: Long Giang, Long Kiến… Dù trồng nấm rơm theo phương pháp cổ truyền hay hiện đại, những hộ dân ở đây cũng đều có thu nhập khá ổn định từ việc tận dụng nguồn rơm sau khi thu hoạch lúa.

20/08/2014
Vũng Liêm (Vĩnh Long) Mở Rộng Diện Tích Trồng Ớt Chỉ Thiên Lên 100ha Vũng Liêm (Vĩnh Long) Mở Rộng Diện Tích Trồng Ớt Chỉ Thiên Lên 100ha

Ớt chỉ thiên trồng được quanh năm, sau 2 tháng rưỡi thu hoạch, năng suất từ 15- 20 tấn/ha/vụ. Từ năm 2013, Phòng Nông nghiệp và PTNT Vũng Liêm đã có kế hoạch thực hiện mô hình trồng ớt tại 10 xã với 25ha. Qua vận động trồng được 8ha, so canh tác 3 vụ lúa/năm, ớt chỉ thiên cho lợi nhuận cao hơn 3- 4 lần.

20/08/2014
Trái Thanh Long Đi Trước… Về Sau? Trái Thanh Long Đi Trước… Về Sau?

Trái kiwi có nguồn gốc từ Trung Quốc với tên gọi trái lý gai. Hạt giống trái này được mang đến nhiều nơi trên thế giới, trong đó có đất nước New Zealand vào năm 1904. Năm 1958, New Zealand chính thức lấy tên là kiwi từ loài chim kiwi tiêu biểu của đất nước này. Thực tế nơi trồng nhiều kiwi không phải là New Zealand, nhưng kiwi của New Zealand lại là loại số 1 thế giới.

20/08/2014