Cảnh Giác Với Tôm Giá Rẻ

Hiện tôm thẻ chân trắng đang phát triển mạnh đối với loại hình nuôi công nghiệp và đang thâm nhập loại hình quảng canh truyền thống. Tuy nhiên, người dân còn thiếu thông tin về giá cả, loại giống và chất lượng, vì thế không ít chủ đầm tôm công nghiệp đổ nợ vì tôm chết.
Con giống chất lượng là đối tượng cả ngành chức năng và người dân trong tỉnh quan tâm, tìm kiếm, đặc biệt là những hộ nuôi tôm công nghiệp. Vai trò của con giống quyết định trên 60% tỷ lệ thành công của vụ nuôi.
Để đáp ứng nhu cầu của nông dân, một số đối tượng kinh doanh giống, trại giống tìm đủ mọi cách để bán tôm bị nhiễm bệnh, mà đáng lẽ ra loại tôm này phải xử lý và xả bỏ theo quy định của ngành chức năng.
“Ở ấp có khoảng 20 hộ thả loại tôm thẻ này với số lượng khoảng 2 triệu con post, 1 ha khoảng 100-200 con post, lái chở tôm tới chỗ với giá chỉ 25 đồng/con. Khi chào hàng, thương lái giới thiệu con thẻ được thả trong vuông sẽ ăn chất dơ, cặn bã trong vuông, nhưng một số hộ thả 5-10 ngày đã chết, có hộ cầm cự được 20-30 ngày tôm cũng chết”, anh Trần Thanh Bình, nông dân ấp Hà Phúc Ứng, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, cho biết.
Anh Lê Minh Tài, ấp Trương Thoại, nhận định, do được chào hàng với giá 25 đồng/con post, anh nghĩ là giống thẻ đuôi đỏ là loại thẻ thiên nhiên trên vùng sông biển Cà Mau hiện hữu từ bao đời nay, nuôi mau lớn, có thuần độ mặn phù hợp với môi trường ao nuôi.
Vì thế, anh mua 200.000 con, thả được 30 ngày đã bị bệnh đỏ thân, không thu hồi được vốn. Xem kỹ lại thì mới biết đó là tôm thẻ chân trắng bình thường chứ không phải là đối tượng khác.
Theo thông tin từ Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, đối tượng thẻ chân trắng mà các thương lái bán với giá 25 đồng/con thì không có cơ sở sản xuất giống nào tồn tại được, bởi giá tôm bố mẹ nhập về từ các nước cao, chi phí sản xuất cao nên giá bán ra cho dân không thể rẻ như vậy.
Đây là hình thức kinh doanh tôm giống trái pháp luật, cần được lên án và có hình phạt thích đáng để hạn chế rủi ro cho người dân. Bằng cách gán cho con tôm thẻ chân trắng cái tên khác và đưa về những nơi người dân ít hay thiếu thông tin, đáng ngại hơn, loại tôm giống này được bán với giá chênh lệch 50 đồng/con so với tôm chất lượng hiện nay.
Nếu không cảnh giác, rất có thể người nuôi tôm phải ôm nợ vì loại tôm giống này. Đáng lo ngại hơn, nó sẽ mang mầm bệnh về đồng đất yên lành mà con tôm sú ngự trị từ nhiều năm qua.
Có thể bạn quan tâm

Để hoàn thành kế hoạch của tỉnh là cuối năm nay có 6 xã được công nhận nông thôn mới (NTM), hiện Đảng bộ, chính quyền và người dân của các xã này đang đẩy mạnh thực hiện các công việc còn lại, qua đây tạo phong trào thi đua sôi nổi trước khi về đích NTM ở các địa phương.

Giá mía giảm, tình hình tiêu thụ khó khăn, không ít nông dân lâm vào cảnh nợ nần, nhiều nơi mía đã trổ cờ do quá ngày thu hoạch,... Đó là những khó khăn mà người trồng mía trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Phụng Hiệp nói riêng phải gánh chịu và đang cần sự giúp đỡ từ các ngành chức năng.

Sau hơn 2 tháng triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP, các cấp ngành và địa phương liên quan trong tỉnh đang tích cực vào cuộc nhằm hiện thực hóa những con tàu vỏ thép cho ngư dân. Tuy nhiên hậu cần nghề cá để đội tàu xa bờ vươn khơi hiệu quả còn tồn tại nhiều hạn chế cần kịp thời tháo gỡ.

Với tình hình giá cả xuống thấp như hiện nay, người trồng cà phê ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đang tăng cường sử dụng các phương tiện cơ giới trong một số công đoạn sản xuất và chế biến để tiết giảm tối đa chi phí đầu tư cho vườn cây, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Những năm qua, tỉnh Quảng Trị có nhiều giải pháp huy động nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới (NTM) nên bộ mặt nông thôn nhiều nơi khởi sắc. Tuy ở một số địa phương còn khó khăn trong thực hiện các tiêu chí về xây dựng NTM, nhưng với sự chung tay, góp sức của chính quyền, người dân tỉnh Quảng Trị đang nỗ lực phấn đấu sớm thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.