Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cảnh Giác Với Các Đối Tượng Thu Mua Lá Điều Khô Ở Bình Phước

Cảnh Giác Với Các Đối Tượng Thu Mua Lá Điều Khô Ở Bình Phước
Ngày đăng: 26/05/2014

Trên địa bàn Bình Phước lại xuất hiện một số nhóm đối tượng thu mua lá điều khô, dư luận đặt dấu hỏi về mục đích thu mua kỳ lạ này

Liệu đây có phải là chiêu lừa đảo trong kinh doanh hay mưu đồ phá hoại các vườn điều của các phần tử xấu?

Hai năm trước, tại các xã Minh Hưng và Thống Nhất của huyện Bù Đăng có một nhóm đối tượng lạ mặt đến địa bàn thu mua lá điều khô cho một đối tượng gọi chung chung là ông Chủ. Nhưng sau khi mua với một số lượng lớn, nhóm đối tượng này mang ra khỏi địa phương và đốt bỏ số lá nói trên.

Mới đây, tại xã Tân Hòa huyện Đồng Phú, lại xuất hiện một nhóm đối tượng gạ gẫm mua của bà con lá điều khô với giá 600-700 đồng/kg và bán ra với giá 800 đồng/kg.

Mục đích mua lá điều khô để làm gì vẫn là điều bí ẩn.

Theo các nhà chuyên môn, hàng năm lá điều rụng xuống trả lại cho đất một nguồn dinh dưỡng hữu cơ, góp phần duy trì độ phì của đất, tăng khả năng giữ ẩm và hạn chế xói mòn, rửa trôi do mưa, gió và quá trình canh tác.

Chị Nguyễn Thị Kim Nga, Chủ tịch Hội nông dân, đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội điều tỉnh Bình Phước cho biết: “Bất cứ cây nào cũng phải có lá mới quang hợp được, nếu tạo cú sốc sinh lý rụng lá sẽ làm hại cây. Thứ hai lá điều còn giữ độ ẩm, giữ độ mùn cho đất. Nông dân Thái Lan còn gom lá điều đốt để xua đuổi, diệt bọ xít, côn trùng hại cây. Nếu gom lá điều khô, hay xịt thuốc làm chết lá điều sẽ làm suy kiệt cây điều”.

Tỉnh Bình Phước hiện có 200 ngàn ha điều, trong đó diện tích thu hoạch là 148 ngàn ha. Hàng năm, Bình Phước xuất khẩu hơn 300 ngàn tấn hạt điều, chiếm 1/3 tổng sản lượng xuất khẩu điều cả nước. Hiện nay, cây điều vừa trải qua thời kỳ thu hoạch (cây điều thu hoạch mỗi năm một lần vào tháng 1-2 âm lịch), đang bước vào giai đoạn sinh trưởng, dinh dưỡng, chuẩn bị cho vụ điều tiếp theo.

Đây là thời điểm sinh trưởng quan trọng của cây, vì vậy, việc thu mua lá điều khô sẽ gây hại cho cây điều. Ngoài ra, nếu vì lòng tham mà một số đối tượng phun các loại thuốc hóa học gây rụng lá cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của cây, có thể gây chết cây.

Ông Vũ Đức Bộ, một hộ nông dân trồng điều ở xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài cho biết: “Tôi có nghe tin việc thu mua lá điều. Điều làm tôi lo nhất là xịt thuốc làm chết lá vì lá điều khi chưa đến mùa là không rụng lá, chỉ có xịt thuốc mới làm lá rụng, như vậy gây hại cây, mất trái. Tôi cũng khuyên bà con không nên làm vậy, vì cây điều sẽ kém phát triển và kém năng suất”.

Nhằm ngăn chặn hậu quả không tốt về sau, đồng thời giúp bà con trồng điều hiểu được tác hại của việc gom bán lá điều khô, ngành nông nghiệp của tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát tình trạng thu mua lá điều khô, điều tra làm rõ mục đích thu mua lá điều của các đối tượng; phối hợp với các cơ quan chức năng ngăn chặn kịp thời vụ việc này.

Ông Trần Ngọc Kinh, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước cho biết: “Chúng tôi thông báo xuống huyện chỉ đạo xã khuyến cáo để bà con biết ý đồ của đối tượng xấu. Trong các buổi tập huấn chúng tôi cũng tranh thủ thông báo cho bà con vấn đề này”.

Không chỉ có hiện tượng đối tượng xấu thu gom lá điều khô, mấy ngày gần đây ở huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước lại có hiện tượng đối tượng xấu tung tin mua rễ cây hồ tiêu với giá cao, rõ ràng có ý định phá hoại sản xuất. Một lần nữa hồi chuông báo động lại gióng lên ở các vùng nông thôn trong tỉnh. Bà con nông dân lại tiếp tục phải nâng cao tinh thần cảnh giác.


Có thể bạn quan tâm

Chăm Sóc, Phòng Trừ Sâu Bệnh Gây Hại Trên Lúa Chăm Sóc, Phòng Trừ Sâu Bệnh Gây Hại Trên Lúa

Theo kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Bắc Kạn, trên trà lúa mùa sớm bệnh đạo ôn lá đang gây hại mạnh trên các giống lúa như giống lúa nếp, C70, Syn 6, BTE1. Tại huyện Ngân Sơn hiện nay 1,2 ha lúa đang nhiễm bệnh đạo ôn với tỷ lệ bệnh phổ biến 1-2%, cá biệt 10%. Người dân đã chủ động phun thuốc, tuy nhiên thời tiết mưa nắng xen kẽ nên hiệu quả phun trừ thấp.

13/08/2014
Cùng Đồng Hành Thực Hiện Đề Án Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Cùng Đồng Hành Thực Hiện Đề Án Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp

Định hướng chung của đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ với kết cấu hạ tầng đồng bộ, đồng thời, sản xuất gắn với tiêu thụ, trên cơ sở phát huy vai trò của kinh tế hợp tác, liên kết đa dạng.

13/08/2014
Trái Cây Việt Được Khách Hàng Ưa Chuộng Trái Cây Việt Được Khách Hàng Ưa Chuộng

Khoảng gần tháng nay, tại các chợ bán lẻ ở TP.Cao Lãnh hầu như vắng bóng trái cây TQ. Thay vào đó, trái cây Việt Nam như chôm chôm, măng cụt, thanh long... tràn ngập chợ, giá mềm. Tại một số chợ như Cao lãnh, Sa Đéc, các loại trái cây bị người tiêu dùng “điểm” vào danh sách xuất xứ TQ như táo, lê, nho... hầu như chỉ một, hai nơi bán. Ở một số sạp, mặc dù người bán chủ động thông tin cần thiết nhưng cũng vắng người mua.

13/08/2014
Nỗ Lực Vượt Khó Nỗ Lực Vượt Khó

Xuất phát từ một xã nghèo, thuần nông, khó khăn có thể nói vào bậc nhất trong 11 xã được chọn xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Do tỷ lệ hộ nghèo còn cao, điều kiện giao thông hạn chế, thu nhập bình quân đầu người thấp, hộ dân tộc Khmer nhiều… đã gây nhiều trở ngại cho xã.

13/08/2014
Hơn 6.500 Ha Lúa Bị Nhiễm Sâu Cuốn Lá Hơn 6.500 Ha Lúa Bị Nhiễm Sâu Cuốn Lá

Hiện nay trên đồng ruộng đã xuất hiện một số đối tượng sâu bệnh gây hại lúa mùa, trong đó đáng chú ý là sâu cuốn lá. Diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá là 6.566ha, trong đó nhiễm nhẹ hơn 3.000ha, trung bình hơn 3200ha, gần 300ha nhiễm nặng.

13/08/2014