Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cánh đồng vàng cho cây cà phê

Cánh đồng vàng cho cây cà phê
Ngày đăng: 23/11/2015

Thành viên HTX Nông nghiệp dịch vụ Công Bằng Ea Kiết đang thu hoạch cà phê.

Năm 2008, một số nông dân tại xã Ea Kiết đã thành lập Tổ liên kết thương mại công bằng Ea Kiết để cùng sản xuất cà phê theo hướng bền vững.

Thay vì sản xuất cà phê theo cách truyền thống, những thành viên trong tổ này bắt đầu một thói quen sản xuất mới quy củ và nghiêm ngặt hơn.

Ông Trần Thanh Sơn- Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp dịch vụ Công Bằng Ea Kiết, một thành viên của tổ, cho biết: “Tuy tổ liên kết thương mại đã phát huy được hiệu quả, nhưng với mô hình hoạt động đó chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do bị hạn chế về tư cách pháp nhân.

Do đó, đến năm 2011, chúng tôi đã quyết định thành lập HTX.

Từ 48 thành viên ban đầu, đến nay HTX đã có 97 thành viên với tổng diện tích cà phê hơn 180ha”.

Ông Sơn cũng cho biết, sau khi tham gia vào HTX, tất cả các xã viên đều phải sản xuất cà phê phải đáp ứng các tiêu chí chất lượng, thực hành nông nghiệp tốt, thân thiện môi trường; quy trình chăm sóc, thu hoạch cà phê tuân thủ nghiêm ngặt theo chương trình cà phê bền vững.

Nhờ đó, sản phẩm cà phê nhân của HTX được cấp chứng nhận “thương mại công bằng” (Fairtrade) của Tổ chức Quốc tế về dán nhãn thương mại công bằng (FLO).

“Tiêu chí công bằng được thực hiện theo hướng trả giá xứng đáng với chất lượng sản phẩm.

HTX có định mức thưởng 250 đồng/kg cà phê quả tươi thu hái chín trên 90%; từ 80 - 90% thì thưởng 200 đồng/kg; nhờ đó tình trạng hái xanh gần như không còn, cà phê chất lượng cao tăng lên.

“Ngoài ra, giá bán cà phê có chứng nhận Fairtrade của HTX Ea Kiết cao hơn 2,2-2,5 triệu đồng/tấn so với giá thị trường; mỗi hộ xã viên thu nhập tăng thêm từ 15-20 triệu đồng/năm”- ông Sơn nói.

Chị Nguyễn Thị Hiếu, một xã viên của HTX khẳng định: “Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất cà phê bền vững, bà con còn thường xuyên được tập huấn kiến thức về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà phê.

Nhờ đó, năng suất và chất lượng cà phê tăng lên tạo nguồn thu rất đáng kể”.


Có thể bạn quan tâm

Xác Định 10 Đối Tượng Nhập Lậu Cá Tầm Trung Quốc Vào Việt Nam Xác Định 10 Đối Tượng Nhập Lậu Cá Tầm Trung Quốc Vào Việt Nam

Cá tầm nhập lậu được “rửa” qua các trang trại trong nước, và có khoảng 10 đối tượng đầu nậu chuyên buôn thủy hải sản, cá tầm lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam.

18/07/2013
Dịch Heo Tai Xanh Bùng Phát Trên Diện Rộng Ở Quảng Trị Dịch Heo Tai Xanh Bùng Phát Trên Diện Rộng Ở Quảng Trị

Đến ngày 23.2, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã phát hiện 4 ổ dịch tai xanh ở lợn tại các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hướng Hóa. Đã có trên 100 con lợn chết trong tổng số 633 con lợn bị mắc bệnh tai xanh.

25/02/2013
Nuôi Nhím- Thu 2 Tỷ/năm Nuôi Nhím- Thu 2 Tỷ/năm

Ở thôn Vinh Đức, xã Đức Minh (Đăk Mil, Đăk Nông) có anh Nguyễn Quốc Khánh thu nhập mỗi năm trên 2 tỷ đồng từ nuôi nhím.

18/06/2013
Chăn Nuôi Kết Hợp Làm Giàu Chăn Nuôi Kết Hợp Làm Giàu

Đi dọc theo con đường đất nhỏ, chúng tôi đến thăm gia đình chú Nguyễn Văn Ngói, ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng - điểm tham gia trình diễn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học.

18/06/2013
Dịch Bệnh, Tôm Chết Tại Nhiều Vùng Nuôi Ở Cà Mau Dịch Bệnh, Tôm Chết Tại Nhiều Vùng Nuôi Ở Cà Mau

Theo ngành nông nghiệp tỉnh, nắng hạn đang diễn biến gay gắt, độ mặn cao đã gây bất lợi xuất hiện dịch bệnh cho mùa vụ nuôi tôm tại Cà Mau. Qua hai tháng đầu năm, nhất là từ sau Tết Quý Tỵ đến nay, toàn tỉnh đã có gần 140 ha diện tích ao đầm nuôi tôm sú công nghiệp bị dịch bệnh chết trắng, gây thiệt hại lớn cho người sản xuất.

02/03/2013