Cánh đồng vàng cho cây cà phê

Thành viên HTX Nông nghiệp dịch vụ Công Bằng Ea Kiết đang thu hoạch cà phê.
Năm 2008, một số nông dân tại xã Ea Kiết đã thành lập Tổ liên kết thương mại công bằng Ea Kiết để cùng sản xuất cà phê theo hướng bền vững.
Thay vì sản xuất cà phê theo cách truyền thống, những thành viên trong tổ này bắt đầu một thói quen sản xuất mới quy củ và nghiêm ngặt hơn.
Ông Trần Thanh Sơn- Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp dịch vụ Công Bằng Ea Kiết, một thành viên của tổ, cho biết: “Tuy tổ liên kết thương mại đã phát huy được hiệu quả, nhưng với mô hình hoạt động đó chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do bị hạn chế về tư cách pháp nhân.
Do đó, đến năm 2011, chúng tôi đã quyết định thành lập HTX.
Từ 48 thành viên ban đầu, đến nay HTX đã có 97 thành viên với tổng diện tích cà phê hơn 180ha”.
Ông Sơn cũng cho biết, sau khi tham gia vào HTX, tất cả các xã viên đều phải sản xuất cà phê phải đáp ứng các tiêu chí chất lượng, thực hành nông nghiệp tốt, thân thiện môi trường; quy trình chăm sóc, thu hoạch cà phê tuân thủ nghiêm ngặt theo chương trình cà phê bền vững.
Nhờ đó, sản phẩm cà phê nhân của HTX được cấp chứng nhận “thương mại công bằng” (Fairtrade) của Tổ chức Quốc tế về dán nhãn thương mại công bằng (FLO).
“Tiêu chí công bằng được thực hiện theo hướng trả giá xứng đáng với chất lượng sản phẩm.
HTX có định mức thưởng 250 đồng/kg cà phê quả tươi thu hái chín trên 90%; từ 80 - 90% thì thưởng 200 đồng/kg; nhờ đó tình trạng hái xanh gần như không còn, cà phê chất lượng cao tăng lên.
“Ngoài ra, giá bán cà phê có chứng nhận Fairtrade của HTX Ea Kiết cao hơn 2,2-2,5 triệu đồng/tấn so với giá thị trường; mỗi hộ xã viên thu nhập tăng thêm từ 15-20 triệu đồng/năm”- ông Sơn nói.
Chị Nguyễn Thị Hiếu, một xã viên của HTX khẳng định: “Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất cà phê bền vững, bà con còn thường xuyên được tập huấn kiến thức về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà phê.
Nhờ đó, năng suất và chất lượng cà phê tăng lên tạo nguồn thu rất đáng kể”.
Có thể bạn quan tâm

Sở KH-CN vừa nghiệm thu 2 dự án khoa học gồm: Dự án xây dựng mô hình sản xuất nhân tạo nghêu giống ở tỉnh Bạc Liêu và Dự án sản xuất giống và nuôi cá sặc rằn trong ao đất và trong ruộng lúa kết hợp. Thành công mang lại từ các dự án trên mở ra cho nông dân cơ hội sản xuất nghêu giống và cá sặc rằn.

Theo nhiều người dân thôn Vinh Bình, ban đầu, nông dân chỉ nuôi cá rô đầu vuông với số lượng ít để khảo nghiệm. Do thấy cá thích nghi tốt, lớn nhanh nên một số hộ đã mạnh dạn mua thêm con giống về nuôi. Ông Hồ Nhâm Bảo - hộ nuôi cá trong thôn chia sẻ: “Trước đây, tôi đã có thời gian nuôi cá trê lai, nhưng lợi nhuận rất ít do địa hình thấp, có năm bị mất trắng do lũ lụt. Cuối năm 2013, thấy cá rô đầu vuông của một số hộ trong thôn thả nuôi lớn rất nhanh nên tôi gửi mua một ít giống về thả thử.

Năm 2015, Tiền Giang có kế hoạch tiếp tục khai thác tốt tiềm năng nuôi thủy sản trên cả ba vùng sinh thái: ngọt, lợ, mặn gắn với chiến lược tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhằm giúp nông dân tăng thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống và tạo thêm nguồn hàng hóa chất lượng tốt, đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu.

Nuôi kết hợp một ao tôm, một ao cá rô phi không những mang lại hiệu quả kinh tế cao do khống chế được dịch bệnh trên tôm mà còn góp phần đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. mô hình này đang được Công ty CP tập đoàn thủy sản Minh Phú (Minh Phú) tích cực triển khai.

Sau 5 tháng triển khai, “Chuỗi liên kết cá tra – Tafishco” – mô hình thí điểm đầu tiên ở ĐBSCL và trong cả nước đã mang lại nhiều tín hiệu rất khả quan. Vụ mùa đầu tiên đã được thu hoạch với mỗi kg cá công ty bao tiêu với giá 24.300đ/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân đạt lợi nhuận trên 2.000đ – mức lợi nhuận được xem là tốt nhất trong vài năm trở lại đây.