Cánh đồng ngô 5 cùng thay đổi cách sản xuất truyền thống ở Quản Bạ

Hiện nhân dân đã thu hoạch xong ngô, năng suất bình quân ước đạt 38 tạ/ha; năng suất ngô “5 cùng” ước đạt 41 tạ/ha. Đặc biệt, đây là năm đầu tiên huyện cho triển khai thực hiện sản xuất ngô hàng hóa theo phương châm “5 cùng” gắn với cánh đồng mẫu lớn của huyện một cách rộng rãi. Ngành chuyên môn đã phối hợp, tuyên truyền nội dung hỗ trợ đến nhân dân và lựa chọn ra 4 xã, thị trấn có điều kiện triển khai là Quyết Tiến, Tam Sơn, Quản Bạ, Đông Hà, với tổng diện tích đăng ký lên đến 982 ha. Đến nay, đã thực hiện được 778 ha, đạt 79% kế hoạch, gồm: xã Quyết Tiến có diện tích là 413 ha; thị trấn Tam Sơn là 42 ha; xã Quản Bạ có 158 ha; xã Đông Hà có 165 ha, các xã đang hoàn thành thủ tục để tiến hành nghiệm thu. Theo đó, hỗ trợ vùng sản xuất ngô hàng hóa theo phương châm “5 cùng” là: cùng giống, làm đất, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch; trên cùng một diện tích tối thiểu là 1 ha chỉ được áp dụng một trong 3 loại giống ngô: NK4300; NK54; CP989. Tùy theo diện tích thực tế sản xuất của mỗi hộ, hỗ trợ tối đa là 10 kg/hộ/năm, mức hỗ trợ là 50 nghìn đồng/kg đối với với giống ngô.
Lần đầu triển khai trồng ngô “5 cùng”, chị Phạm Thị Hồng, cán bộ địa chính – nông nghiệp của thị trấn Tam Sơn, cho biết: “Để thực hiện trồng ngô 5 cùng, chúng tôi đã tuyên truyền phổ biến cho người dân như thế nào là trồng ngô “5 cùng” để bà con hiểu và khuyến khích các hộ ký cam kết thực hiện theo cách sản xuất mới. Điều kiện là những hộ có đất liền vùng tối thiểu từ 1 ha trở lên có nhu cầu trồng chung 1 loại giống ngô. Đến nay, đã có khoảng 42 ha ngô thực hiện sản xuất theo phương châm 5 cùng. Lợi ích là những hộ có diện tích ở gần nhau sẽ được phân theo nhóm để cùng giúp đỡ nhau trong sản xuất”.
Sau một thời gian trồng ngô cho thấy hiệu quả rõ rệt, đang bận rộn thu hoạch ngô, anh Viên Trung Toàn, ở tổ 3, thị trấn Tam Sơn, vừa lau mồ hôi và hồ hởi chia sẻ: “nhà tôi có 2.300 m2 trồng ngô, năm nay thực hiện trồng ngô “5 cùng” hộ tôi và mấy nhà khác ở khoảnh ruộng này đều trồng cùng một giống ngô CP989, thấy năng suất vụ ngô năm nay tốt hơn, bắp to, đều, hạt chắc vàng óng”. Còn với anh Viên Xuân Công, ở mảnh ruộng gần đó cũng cho biết: “nhà tôi đã đăng ký thực hiện trồng ngô 5 cùng, thấy rằng việc trồng ngô như vậy cũng không khó khăn gì so với cách sản xuất trước kia, các nhà đều trồng cùng một loại giống, vụ mùa năm nay cũng được”.
Đề cập đến trồng ngô “5 cùng”, là nơi có diện tích thực hiện lớn nhất huyện, Phó Chủ tịch UBND xã Quyết Tiến, Lương Tất Thịnh, cho biết: “Xã có 413 ha ngô trồng theo “5 cùng”, vì đây là vụ đầu tiên thực hiện theo hình thức sản xuất mới, cán bộ xã đã đi đến từng thôn, bản để tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân. Do chưa có kinh nghiệm nên khi đăng ký giống vẫn còn gặp một số hạn chế như có thôn vẫn trồng 2 – 3 loại giống. Dù vậy, người dân ở đây vẫn đồng tình khá cao với việc trồng tập trung cùng một loại giống để thành vùng sản xuất ngô hàng hóa”.
Thực hiện trồng ngô theo phương châm “5 cùng” gắn với cánh đồng mẫu lớn đang là chủ trương lớn của ngành nông nghiệp. Điều này mang đến nhiều lợi ích so với cách sản xuất truyền thống như các hộ cùng xuống giống một ngày thuận lợi cho việc chăm sóc, cùng phòng trừ sâu bệnh và trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Sau vụ ngô bội thu năm nay, người dân sẽ rút ra được kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện “5 cùng” trong những vụ sau.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, trên cơ sở quy hoạch vùng nguyên liệu đã được phê duyệt, các huyện vùng mía đường Lam Sơn đã tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển mía nguyên liệu phù hợp với quy hoạch chung của toàn vùng cũng như quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp của tỉnh.

Ngày 5.11, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết xuất khẩu thủy sản năm 2014 sẽ đạt hơn 7 tỉ USD, cao hơn so với kế hoạch dự kiến đầu năm.

Cụ thể, trứng gà, trứng vịt của Công ty Ba Huân, Vĩnh Thành Đạt, Liên hiệp HTX TP.HCM giảm 1.000 đồng/hộp (10 trứng), lần lượt còn 24.000 và 32.000 đồng/hộp. Trứng gà Công ty Thanh Niên Xung Phong cũng giảm 1.000 đồng, còn 24.000 đồng/hộp.

Tuy nhiên miền Trung có tỷ lệ diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh lớn nhất, chủ yếu là nuôi tôm chân trắng. Về cơ cấu tỷ lệ nuôi tôm chân trắng và tôm sú, đang có sự chuyển dịch đối với diện tích nuôi với tôm chân trắng chiếm tỷ lệ 12,5% và tôm sú 87,5%; trong khi đó tỷ lệ về sản lượng tôm chân trắng và tôm sú tương ứng là 56,9% và 43,1%. Điều đó cho thấy tôm chân trắng đóng góp rất lớn cho sự gia tăng sản lượng tôm nuôi của cả nước.

Vẫn chưa có địa phương nào phê duyệt được danh sách ngư dân đủ điều kiện vay vốn đầu tư đóng tàu vỏ sắt nên dòng vốn này vẫn "chưa chảy" - ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó cục trưởng Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NN-PTNT) - thông tin như vậy tại buổi tọa đàm chủ đề: Để ngư dân vững vàng vươn khơi, do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 4.11 tại Hà Nội.