Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cánh đồng mẫu lớn vì sao chậm lớn ?

Cánh đồng mẫu lớn vì sao chậm lớn ?
Ngày đăng: 27/06/2015

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã dành nguồn kinh phí nhất định đầu tư chuyển giao khoa học kỹ thuật, giống chất lượng cao và xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi ở những mô hình…

Chính nhờ sự quan tâm ấy và sự đồng thuận của một bộ phận nông dân, đến nay Vĩnh Long có diện tích CĐML đã lên đến hơn 10.000ha. Song vẫn còn nhiều điều trăn trở…

Hiệu quả mô hình sản xuất CĐML ở Vĩnh Long thời gian qua cho thấy lợi nhuận mang lại khá rõ so với phần diện tích sản xuất ở bên ngoài.

Chủ tịch UBND xã Tân An Luông (Vũng Liêm) Nguyễn Văn Hùng cho biết: “Vào CĐML, được Nhà nước đầu tư hỗ trợ về giống, đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, được cán bộ khoa học kỹ thuật thăm đồng thường xuyên theo dõi tình hình phát triển cây lúa và sâu bệnh trên lúa.

Qua đó, đã phát hiện, xử lý kịp thời sâu bệnh gây hại; từ đó góp phần mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ. Qua nhiều vụ sản xuất CĐML ở xã này cho thấy, lợi nhuận cao hơn bên ngoài từ 3 - 3,5 triệu đồng/ha/vụ.

Bí thư Đảng ủy xã Xuân Hiệp (Trà Ôn) Nguyễn Văn Nghĩa không chỉ đồng tình với ý kiến của anh Nguyễn Văn Hùng mà còn cho biết thêm: “Sản xuất CĐML còn rất thuận lợi trong xuống giống theo lịch thời vụ và giống có chất lượng cao. Vì vậy, khi thu hoạch cũng đồng loạt, lượng lúa hàng hóa lớn, nên rất được thương lái quan tâm trong việc tiêu thụ”.

Vì sao cánh đồng mẫu lớn chậm lớn?

Quan sát ở huyện Vũng Liêm cho thấy, diện tích đất trồng lúa mỗi vụ khoảng 13.000ha. Đây là 1 trong 2 huyện có diện tích lúa nhiều nhất tỉnh.

Như nhiều địa phương khác, Vũng Liêm rất quan tâm mở rộng diện tích CĐML, nhưng đến nay diện tích mô hình toàn huyện chỉ có 3.000ha, chiếm khoảng 23% tổng diện tích đất trồng lúa ở địa phương; tập trung ở các xã Tân An Luông, Hiếu Phụng, Trung Ngãi, Trung Hiệp và Hiếu Nhơn.

Còn ở xã Thiện Mỹ (Trà Ôn) thời gian qua cho thấy, nông dân ở đây tiếp thu khá tốt khoa học kỹ thuật và đi đầu trong việc sử dụng các giống lúa chất lượng cao, được nhiều thương lái trong và ngoài tỉnh biết đến là vùng chuyên canh sản xuất lúa thơm Jesmine 85.

Cả 3 vụ lúa trong năm của Thiện Mỹ đều có năng suất cao hơn so với bình quân trong huyện và trong tỉnh; đặc biệt là lúa chất lượng cao luôn chiếm từ 80 - 90% diện tích của từng vụ.

Gần đây, nông dân Thiện Mỹ cũng rất quan tâm đến mô hình CĐML. Những tưởng đó sẽ là điều kiện thuận lợi để địa phương vận động nông dân vào CĐML. Vậy mà đến nay, Thiện Mỹ vẫn “trắng” mô hình làm ăn hiệu quả này.

Ông Nguyễn Văn Lệ cho biết: “Thấy CĐML mang lại hiệu quả kinh tế cao, nông dân ở đây mê lắm, nhưng khi đi vào vận động thì đa phần lên tiếng: “Chậm chậm chờ xem các nơi xem làm ăn có chắc chắn không; khi thấy chắc rồi chừng đó nông dân xã mình vào hết thôi”. Sở dĩ nhiều nông dân Thiện Mỹ còn do dự không an tâm với mô hình là vì thấy đầu ra của lúa rất khó khăn.

Bởi chính họ đã không ít lần chịu cảnh ăn ngủ ngoài đồng để giữ lúa đã được thu hoạch vì đơn vị họp đồng tiêu thụ “bẻ kèo”; tư thương bỏ cọc “bỏ của chạy lấy người” khi giá lúa thị trường thấp hơn giá hợp đồng. Một nông dân ở xã Hòa Lộc (Tam Bình) khi nói về CĐML cũng hết sức e ngại về khâu tiêu thụ. Theo anh này, đã biết được khá nhiều hợp đồng ở CĐML bị bể hợp đồng.

Nói thêm về khâu hợp đồng, Chủ tịch UBND xã Tân An Luông Nguyễn Văn Hùng bức xúc: “Năm 2014, kể cả vụ lúa Đông Xuân 2014, 2015, các hợp đồng tiêu thụ CĐML ở nơi đây đều không được thực hiện vì đơn vị hợp đồng bẻ kèo làm cho bà con nông dân thiếu tin tưởng, gây khó khăn không ít cho địa phương trong việc xây dựng, củng cố mô hình”.

Bí thư Đảng ủy xã Xuân Hiệp Nguyễn Văn Nghĩa cũng cho biết: “Việc hợp đồng tiêu thụ lúa ở các CĐML tại địa phương qua rồi cũng không được thực hiện tốt lắm. Chính điều này đã làm ảnh hưởng lớn trong việc vận động đưa thêm 200ha đất lúa còn lại ở địa phương vào CĐML”.

Theo lời ông Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Nghĩa, nguyên nhân chính dẫn đến CĐML chậm lớn ở địa phương trong thời gian qua chủ yếu là ở khâu tiêu thụ. Nếu Nhà nước và doanh nghiệp giải quyết rốt ráo được vấn đề này thì CĐML sẽ lớn rất nhanh.

Địa phương có diện tích mô hình nhiều nhất là Tam Bình với hơn 7.000ha và Vũng Liêm 3.000ha. Một số xã có CĐML gần như chiếm toàn bộ diện tích đất trồng lúa ở địa phương như Tân An Luông (Vũng Liêm) hơn 750ha; Xuân Hiệp (Trà Ôn) 665ha.


Có thể bạn quan tâm

Thái Nguyên: 2 Trang Trại Chăn Nuôi Theo Quy Trình VietGAHP Thái Nguyên: 2 Trang Trại Chăn Nuôi Theo Quy Trình VietGAHP

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 2 trang trại đang áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) trên đàn lợn.

25/10/2013
Nuôi Cá Sặc Rằn Phá Thế Độc Canh Cây Lúa Nuôi Cá Sặc Rằn Phá Thế Độc Canh Cây Lúa

Châu Hưng A là một trong những xã nghèo của huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) chuyên SX lúa. Để phá thế độc canh cây lúa đưa nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu, Sở KH-CN Bạc Liêu đã phối họp với Trường ĐH Cần Thơ xây dựng mô hình nuôi cá sặc rằn ở một số ấp trong xã.

26/10/2013
Người Chăn Nuôi Gà Đồi Yên Thế: Khấp Khởi Chờ Tết Người Chăn Nuôi Gà Đồi Yên Thế: Khấp Khởi Chờ Tết

Thời điểm này, người chăn nuôi ở Yên Thế (Bắc Giang) đang tích cực chuẩn bị đàn gà bảo đảm chất lượng để đưa ra thị trường Hà Nội và các vùng lân cận dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

26/10/2013
Tăng Cường Phòng Chống Dịch Lở Mồm Long Móng Tăng Cường Phòng Chống Dịch Lở Mồm Long Móng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện khẩn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường chỉ đạo phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng gia súc.

26/10/2013
Trồng Muồng Trâu: Trồng Muồng Trâu: "Một Vốn, Bốn Lời”

Mỗi tháng, một sào muồng trâu cho thu hoạch 3 tạ lá tươi trị giá 1,2 triệu đồng. Với hiệu quả này, hiện nay nhiều hộ dân ở xã Xương Lâm, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) tận dụng bờ bãi hoang, chuyển đổi diện tích cấy lúa không ăn chắc sang trồng muồng trâu.

26/10/2013