Cánh Đồng Mẫu Lớn Thắng Lớn

Ngày 18-8, ông Phạm Văn Dư, cục phó Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), cho biết mô hình “cánh đồng mẫu lớn” được 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL thực hiện thí điểm trong vụ hè thu vừa qua đã cho kết quả rất khả quan. Chẳng hạn “cánh đồng mẫu lớn” tại huyện Vĩnh Hưng (Long An) rộng 150ha có 76 hộ tham gia, năng suất vụ rồi đạt 6,5-7 tấn/ha, giá bán cao hơn 150-200 đồng/kg, lợi nhuận cao hơn bên ngoài mô hình từ 4-5 triệu đồng/ha.
Theo ông Dư, mô hình “cánh đồng mẫu lớn” là bước đột phá của ngành nông nghiệp, là nơi áp dụng tất cả tiến bộ kỹ thuật tiên tiến nhất làm gia tăng năng suất, chất lượng hạt lúa, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân. Điều quan trọng là có sự chia sẻ giữa doanh nghiệp và nông dân thay vì đối đầu như trước đây.
Từ vụ thu đông trở đi, các tỉnh tiếp tục nhân rộng mô hình này vì người dân đã thấy được lợi ích của việc liên kết để sản xuất quy mô lớn, hiện đại. “Cánh đồng mẫu lớn” sẽ được mở rộng diện tích thêm gấp 2-3 lần hiện nay và ở mỗi tỉnh hình thành thêm nhiều cánh đồng như thế.
Có thể bạn quan tâm

Công nghệ lạc hậu là nguyên nhân khiến nông sản Việt "lép vế" về chất lượng trên thị trường. Có 80 - 90% lượng hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu phải thông qua các khâu trung gian, dẫn đến các lo ngại về giá cả, mất thương hiệu.

Một dấu hỏi đặt ra là nông sản Việt yếu đến cỡ nào khi mới đây có thông tin giá xuất khẩu chỉ bằng 65% giá bình quân thế giới. Phải chăng có nhiều yếu tố cộng dồn trong chuyện này?

Hiệu trưởng Đại học Quốc tế khi chủ trì Hội thảo “Phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp” cho biết, ông cảm thấy sốt ruột với hàng nông sản Việt trước ngưỡng cửa hội nhập sâu nhưng việc kết nối trong sản xuất còn yếu, chất lượng nông sản chưa cao...

Chiều 28-9, Bộ NN-PTNT cho biết, trong tháng 9-2015, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 541 triệu USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 9 tháng năm 2015 đạt gần 4,7 tỷ USD, giảm 17,8% so cùng kỳ năm ngoái.

Nông dân bao năm cứ mải lo cho sản xuất. Doanh nghiệp muốn thu gom hàng nhưng không mua được trực tiếp của nông dân. Việc tiêu thụ nông sản vẫn lệ thuộc vào thương lái.