Cánh Đồng Mẫu Lớn Tăng Thêm Lợi Nhuận 2 Triệu Đồng/héc-Ta Ở An Giang

Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) vừa tổng kết mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại xã Vĩnh Nhuận (Châu Thành - An Giang). Mô hình có 116 nông dân tham gia sản xuất 217 héc-ta lúa đều đạt lợi nhuận tăng thêm khoảng 2 triệu đồng/héc-ta.
Ông Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục BVTV An Giang cho biết, tổng kết mô hình sản xuất lúa trong “Cánh đồng mẫu lớn”, nông dân không chỉ đạt lợi nhuận tăng thêm bình quân 2 triệu đồng/héc-ta lúa so với sản xuất bên ngoài, mà còn được chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào đồng ruộng, giúp giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lúa, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, môi trường và người tiêu dùng sản phẩm lúa gạo. Toàn bộ sản lượng lúa trong “Cánh đồng mẫu lớn” được Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang bao tiêu, đảm bảo nông dân đạt lợi nhuận trên 30%.
Có thể bạn quan tâm

Tôm nuôi đang chết hàng loạt tại Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị khiến người dân miền Trung thấp thỏm khi hàng vạn hécta ao hồ nước nợ tại đây vừa xuống giống vụ nuôi trồng thủy sản năm 2013.

Trước tình hình dịch bệnh trên gia cầm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là vi rút gây bệnh cúm xuất hiện thêm nhiều nhánh, chủng mới, ngành thú y và người chăn nuôi trong tỉnh Phú Yên đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp phòng chống, nhất là trong mùa vịt chạy đồng.

Nhằm hồi phục và tiếp tục phát triển giống cam chanh đặc sản, từ năm 2011, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã triển khai đề tài “Chọn lọc và phục tráng giống cam chanh đặc sản của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương” bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

Dự án tôm càng xanh trên địa bàn huyện Tam Nông phát triển được 9 năm, dự án này đã mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân. Tuy nhiên, quá trình sản xuất đã bộc lộ nhiều khó khăn, nhất là trong năm 2012 chi phí đầu vào tăng cao, đầu ra sản phẩm không ổn định làm giảm lợi nhuận của người nuôi tôm…

Từ thực tế, anh Thiều Văn Thành, Trưởng phòng Kỹ thuật chuyển giao kỹ thuật (Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Ninh) đã bắt tay nghiên cứu mô hình nuôi cua biển trong rừng ngập mặn nhằm tìm ra giải pháp khắc phục những hạn chế hiện nay của hình thức nuôi cua biển trong các ao, đầm nước lợ, vùng cửa sông ven biển, đồng thời bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.