Cánh Đồng Mẫu Lớn Tân An Luông Đạt Tiêu Chuẩn VietGAP

Đây là mô hình sản xuất lúa đầu tiên ở tỉnh Vĩnh Long và là mô hình sản xuất lúa thứ 5 ở ĐBSCL vừa được Trung tâm Chất lượng nông- lâm- thủy sản Vùng 6 cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Thực hiện dự án hỗ trợ nông dân trồng lúa theo hướng cơ giới hóa và chứng nhận VietGAP ở Vĩnh Long giai đoạn 2011- 2015, tỉnh đầu tư hơn 366 triệu đồng thực hiện mô hình này tại ấp Nước Xoáy (xã Tân An Luông- Vũng Liêm) trên diện tích gần 30ha.
49 nông hộ tham gia thực hiện đạt 9 tiêu chí về cơ sở vật chất và 66 tiêu chí sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP.
So ruộng ngoài mô hình, chi phí sản xuất thấp hơn 3,8 triệu đồng/ha, năng suất bình quân cao hơn 570 kg/ha, lợi nhuận cao hơn bình quân năng suất bình quân của tỉnh hơn 7 triệu đồng/ha.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Thú y tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ ngày 25-8 đến nay trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột đã xảy ra 3 ổ bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên đàn gia súc.

Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, mô hình chăn nuôi hỗn hợp gồm heo rừng lai, gà, ngan Pháp, bồ câu Pháp và cá trê lai đã giúp gia đình ông Hà Kim Nhàn, 53 tuổi, ngụ ấp 4, xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước thu hơn 100 triệu đồng/năm.
Đến thăm trang trại nuôi chim bồ câu của anh Phan Văn Hoài ở kiệt 154, đường Nguyễn Du, thành phố Đông Hà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước quy mô nuôi chim bồ câu Pháp của gia đình anh.

Ngày 11/9, đoàn công tác của Viện Chăn nuôi thuộc Bộ NN&PTNT do ông Nguyễn Thanh Sơn - Viện trưởng làm trưởng đoàn đã tiến hành nghiệm thu Dự án chăn nuôi gà thịt lông màu đảm bảo an toàn sinh học tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch số 3106/KH-UBND về việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh (ATDB) cúm gia cầm và Niu-cát-xơn (còn gọi là bệnh gà rù) đối với gà, hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu tại tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015-2020.