Cánh Đồng Mẫu Lớn Tại Cần Thơ Lãi Hơn Tới 4 Triệu Đồng/ha

Lợi nhuận nông dân thu được từ cánh đồng mẫu lớn cao hơn từ 1 đến 4 triệu đồng/ha so với sản xuất ngoài mô hình.
Qua 3 năm triển khai, thành phố Cần Thơ đã xây dựng được 63 “cánh đồng mẫu lớn” có tổng diện tích 15.000 ha với 12.000 hộ dân tham gia, chiếm 30% diện tích sản xuất lúa của TP Cần Thơ. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, lợi nhuận nông dân thu được từ cánh đồng cao hơn từ 1 đến 4 triệu đồng/ha so với sản xuất ngoài mô hình.
Ông Phạm Văn Quỳnh, giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, cho biết thành công của mô hình là nhờ yếu tố quản lý sản xuất thống nhất trên một diện rộng, cộng với đầu tư khoa học kỹ thuật đồng bộ, giảm chi phí sản xuất, tăng được năng suất và giá trị.
Do vậy, từ khi tham gia mô hình “cánh đồng mẫu lớn” từ năm 2011 đến nay, chưa có cánh đồng nào thua lỗ so với cách sản xuất nhỏ lẻ. Qua mô hình hành đã tạo điều kiện để doanh nghiệp có cơ sở liên kết với nhóm nông dân tốt hơn trong việc thu mua sản phẩm do chất lượng lúa đồng đều, cùng chủng loại với số lượng lớn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Về kinh nghiệm thực hiện thành công mô hình này ông Phạm Văn Quỳnh, cho biết: “Để xây dựng thành công nhóm liên kết nông dân đầu tiên quan trọng là chúng phải tạo cơ sở để nông dân liên kết. Muốn nông dân liên kết được phải họp thống nhất hướng dẫn họ xây dựng kế hoạch sản xuất chung, trong quy trình kỹ thuật chung , đầu tư tập trung theo một cánh đồng từ những cơ sở tạo cho họ có sự thống nhất trong sản xuất, chính đó là sự thành công của cánh đồng này”.
Nguồn bài viết: http://vov.vn/kinh-te/canh-dong-mau-lon-tai-can-tho-lai-hon-toi-4-trieu-dongha-364349.vov
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi cá nước ngọt (chủ yếu là cá tràu) mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều người dân ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) đổ xô cải tạo đất vườn, đào ao, trải bạt nuôi cá trong vườn nhà. Thế nhưng, mô hình nuôi cá mang tính tự phát này đã làm môi trường ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Song việc ngăn chặn, xử lý của chính quyền địa phương vừa chậm trễ, lại thiếu kiên quyết khiến người dân sống trong vùng bất bình.

Vụ mùa năm 2015 diễn ra trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng và hạn kéo dài từ cuối tháng 6 đến trung tuần tháng 7, diện tích lúa kém phát triển do hạn đã diễn ra, nhất là đối với diện tích lúa gieo thẳng.

Lúa Nàng Nhen Bảy Núi (thường gọi Nàng Nhen) là một trong những giống lúa truyền thống đã có từ hàng trăm năm của người Khmer Bảy Núi (An Giang) vừa được quy hoạch trồng thêm trên 300 ha tại huyện Tịnh Biên.

Giá rau xanh tại các chợ tăng mạnh Liên tiếp những trận mưa to trong suốt tháng 7 vừa qua khiến một số vùng trồng rau lớn của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu bị dập nát, chậm lớn làm nguồn cung rau tại địa phương giảm, giá rau tăng từ 30 - 40% so với cách đây 1 tháng.

Với diện tích hơn 12.000 ha, mì là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện Krông Pa (Gia Lai) trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, do thời tiết diễn biến thất thường, một vài năm gần đây, trên cây mì liên tiếp xuất hiện nhiều loại sâu bệnh gây hại làm ảnh hưởng năng suất.