Cánh đồng mẫu lớn giúp đồng bào làm ăn

Được biết, năm 2012, diện tích cánh đồng mẫu lớn của tỉnh Cà Mau chỉ có 531ha và 440 hộ tham gia; nhưng đến đầu năm 2015 đã phát triển đến gần 10.000ha, với gần 3.000ha lúa - tôm và gần 8.000 hộ tham gia cánh đồng mẫu lớn, trong đó có rất nhiều hộ là đồng bào dân tộc Khmer.
Về hiệu quả, chỉ tính riêng trồng lúa thì lợi nhuận tăng thêm trên 5,4 triệu đồng /ha/năm.
Anh Hữu Sung ở xã Hồ Thị Kỷ, là một trong những người tiên phong nuôi tôm quảng canh trong cánh đồng mẫu lớn cho năng suất cao.
Ngoài ra, trên cánh đồng mẫu lớn, người dân còn kết hợp với nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả khác như: Nuôi cá bống tượng, cá chình, nuôi cá sặt bổi trên ruộng lúa, nuôi tôm sú quảng canh,…
Ở cánh đồng mẫu lớn huyện Trần Văn Thời, bà con đã kết hợp nuôi cá đồng, trồng bông súng dưới mương, chuối và hoa màu trên bờ bao…;
Liên kết với doanh nghiệp xây dựng cánh đồng mẫu lớn một cách hết sức khoa học, với cách làm này bà con được tập huấn kỹ thuật canh tác và được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.
Ông Hữu Thành Dự - nguyên Bí thư Đảng ủy xã Hồ Thị Kỷ, người dân tộc Khmer nhận định: “Đến năm 2020, 100% hộ tham mô hình cánh đồng mẫu lớn theo kiểu đa dạng hóa, đa canh hóa sẽ không còn hộ nghèo, cận nghèo và sẽ cất nhà kiên cố”.
Đặc biệt, ở huyện U Minh còn xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn với phương thức canh tác 100% hữu cơ công nghệ cao trên diện tích 320ha, đã tạo công ăn việc hàng trăm lao động tham gia các khâu cấy, trồng màu hữu cơ, nuôi và phục hồi cá đồng U Minh Hạ.
Hàng năm, cánh đồng này đã đưa ra thị trường hàng ngàn tấn lúa hữu cơ có dược tính cao, đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế, được đưa đi xuất khẩu ở nhiều quốc gia, trong đó có những thị trường khó tính nhất là châu Âu.
Hiện tỉnh đang dự kiến sẽ triển khai mô hình này cho các cánh đồng mẫu lớn của huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình…
Nói về hiệu quả của việc đa dạng hóa cây trồng vật nuôi trên cánh đồng mẫu lớn, ông Lê Văn Sử - Giám đốc Sở NNPTNT Cà Mau đánh giá:
“Phải nhìn nhận rằng, việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn với hình thức đa dạng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới đã góp phần đáng kể trong việc xây dựng tỉnh Cà Mau khởi sắc từng ngày”.
Có thể bạn quan tâm

Không quen biết ngoài đời nhưng đồng cảm trên diễn đàn trồng rau hữu cơ, bốn chàng cử nhân 9X và 8X Hồ Văn Sang, Nguyễn Hồng Thủy, Nguyễn Thanh Phong và Nguyễn Thanh Liêm từ bốn tỉnh thành khác nhau đã khăn gói lên TP Đà Lạt thuê 0,5 ha đất hợp tác trồng rau sạch.

Đến nay, tổng diện tích mô hình trồng lan của anh Trường lên tới trên 2.000m2, vườn lan có vài trăm loài lan rừng như đai trâu, quế lan hương, tam bảo sắc, lan đuôi cáo, lan đuôi sóc... Doanh thu hàng năm vào khoảng 3 tỷ đồng, thu nhập đã trừ chi phí lên tới gần tỷ đồng.

“Trong thời gian làm đại lý bán thức ăn gia súc, tiếp xúc với nhiều ND sở hữu những trang trại có doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm tôi đâm ra ham. Tôi quyết định nhượng cửa hàng lại cho con trai cả làm chủ và đấu thầu 1,6ha đất của xã để làm nông nghiệp”- ông Cải nhớ lại.

Tại trong một lần xem chương trình “Sinh ra từ làng” của kênh VTV6 - Đài truyền hình Việt Nam, thấy trang trại nuôi vịt trời của người nông dân Tô Quang Dần trên hồ Cấm Sơn (Bắc Giang) hay hay, Huy tìm đến thăm mô hình nuôi vịt trời tại Công ty Cổ phần dịch vụ thương mại Thống Nhất tại P. Bắc Sơn, TX Sầm Sơn (Thanh Hóa) để tham khảo.

Ông Thành bảo: “Ở vùng đất “chiêm khê, mùa thối” này, không mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi mà cứ trông vào cây lúa, củ khoai thì khó mà thoát nghèo được”. Ông kể về quá trình gian nan làm kinh tế của mình: Năm 1983, sau khi xuất ngũ trở về, ông lập gia đình.