Cánh đồng lớn từng bước nâng cao thương hiệu gạo Việt

Với mục tiêu từng bước xây dựng mối quan hệ sản xuất mới ở “Cánh đồng mẫu lớn” và bước đầu xây dựng vùng nguyên liệu theo chuỗi giá trị, dần tiến đến việc thành lập các hợp tác xã hoàn chỉnh trong tổ chức sản xuất, Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành thuộc Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang đã thực hiện dự án “Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn trồng lúa theo hướng ứng dụng công nghệ cao tại xã Vọng Thê (Thoại Sơn)”, với thời gian thực hiện dự án 36 tháng (từ tháng 3-2014 đến tháng 3-2017).
Dự án đã áp dụng những tiến bộ khoa học- kỹ thuật theo hướng công nghệ cao vào trồng lúa. Đồng thời, tiêu thụ nông sản hàng hóa với sự hài hòa phân chia lợi nhuận giữa người sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh lương thực, góp phần nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.
Thực hiện dự án mô hình “Cánh đồng lớn”, nhiều tiến bộ khoa học- kỹ thuật đã được ứng dụng, như: Khuyến khích nông dân sử dụng giống lúa cấp xác nhận chất lượng cao hạt dài để sản xuất, gồm: OM 6976, OM 4218, OM 7347, OM 5451 khi tham gia mô hình “cánh đồng lớn”. Đồng thời, khôi phục lại kiểu làm đất cày sâu giúp hạ thấp tầng đế cày, gia tăng cung cấp dinh dưỡng và giảm đổ ngã cho cây lúa. Thực hiện san bằng mặt ruộng bằng tia laser và san nước truyền thống, giúp quản lý nước tốt, chất dinh dưỡng và cỏ dại. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh thái ruộng lúa bờ hoa nhằm dẫn dụ thiên địch, giảm áp lực dịch hại, giảm sử dụng thuốc trừ sâu hóa học trên ruộng lúa. Thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp với nhiều chế độ cắt khác nhau.
“Tham gia “Cánh đồng lớn” không chỉ giúp nông dân giảm chi phí sản xuất và tăng thêm thu nhập, mà còn nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, mật độ gieo sạ, làm thay đổi một số thói quen canh tác cũ. Đồng thời, giúp bảo tồn nguồn thiên địch, môi trường, cân bằng hệ sinh thái để hướng đến nền sản xuất nông nghiệp mang tính bền vững. Song song đó, còn giúp nông dân nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của của mối “Liên kết 4 nhà”, nhất là liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp”- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành, PGS.TS Dương Văn Chín cho biết.
Thực hiện ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, đến nay, vùng sản xuất lúa chất lượng cao gắn với phát triển “Cánh đồng lớn” ứng dụng chương trình “1 phải, 5 giảm” và các tiến bộ khoa học và công nghệ hiệu quả trong toàn tỉnh trên 160.970 héc-ta. Trong đó, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” gần 35.000 héc-ta. Bên cạnh đó, còn có các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, như: Lúa Global GAP trên 270 héc-ta tại huyện Tri Tôn và Châu Phú; lúa đặc sản tại Long Xuyên 1.800 héc-ta; lúa chất lượng cao Tân Châu 41.168 héc-ta; mô hình không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy 600 héc-ta tại huyện An Phú; mô hình canh tác lúa giảm phát thải nhà kính tại huyện Phú Tân được 286 héc-ta/5 vụ; mô hình công nghệ sinh thái tại huyện Chợ Mới 12,4 héc-ta.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ có đầu óc nhạy cảm, chị Thiếc trở thành người Quảng Trị đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này trở thành tỷ phú nhờ con sứa. Cái duyên đến với nghề chế biến, kinh doanh sứa thật bất ngờ với chị. Theo chồng đi biển bao năm nhưng cuộc sống vẫn đói khổ, sức khỏe ngày càng yếu, năm 2012, chị quyết định lên bờ đi bán sứa, đóng gói thuê cho các doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh (Việt Nam) và Vương quốc Thái Lan về phát triển đàn bò thịt chất lượng cao Charolais, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã triển khai xây dựng mô hình giống bò thịt Charolais. Đến nay sau hơn 1 năm thực hiện, mô hình cho hiệu quả bước đầu khả quan.

Anh Đức kể, gia đình anh vốn là nông dân nên dường như cái nghiệp này đã “ngấm vào máu” anh từ nhỏ. Mặc dù khi tốt nghiệp cử nhân kinh tế (năm 2004) anh cũng thử lăn lộn với các nghề khác nhau, nhưng rốt cuộc “tình yêu ruộng vườn” vẫn thắng thế nên năm 2008 anh quyết định về làm nông dân.

Dọc theo tuyến đường Lê Hồng Phong, phường IV, mặc cho sự ồn ào hối hả của xe cộ, những chậu rau của gia đình chị Hồng Đào vẫn âm thầm phát triển tươi tốt. Chị Đào cho biết, tận dụng những chậu hoa tết còn lại ít đất cùng phân hữu cơ, chồng chị đã mang rau vào thay thế.

Bên cạnh đó, để giảm thiểu rủi ro, Ngân hàng Nhà nước cũng như Bộ Tài chính cần có những chính sách khuyến khích các tổ chức tín dụng tập trung vốn cho vay phát triển khu vực nông nghiệp nhiều hơn nữa. Cụ thể, cần xem xét một số biện pháp hỗ trợ đối với người vay vốn như thành lập quỹ bảo lãnh vốn nông nghiệp; bảo hiểm tín dụng nông nghiệp; có chính sách hỗ trợ về vốn, lãi suất đối với các tổ chức tín dụng tham gia cho vay lĩnh vực nông nghiệp...