Cánh đồng lớn trở ngại lớn từ đồng vốn

Theo Sở NNPTNT Đồng Nai, hiện tại tỉnh Đồng Nai có 3 dự án cánh đồng lớn đang triển khai- cây ca cao, cây mía và cây điều; 2 dự án đang trong giai đoạn xây dựng;
4 dự án đang trong giai đoạn vận động, tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật và 13 dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi (ngoài chính sách của QĐ 58).
Bước đầu khả quan
Với mục tiêu xây dựng cánh đồng lớn làm “đòn bẩy” để công nghiệp hóa nông nghiệp, như đưa máy móc thiết bị vào sản xuất, ứng dụng KHKT, thực hành nông nghiệp tốt…
Thời gian qua tỉnh Đồng Nai hối hả triển khai nhiều dự án cánh đồng lớn cho bước đầu cho kết quả khả quan.
Dự án cánh đồng lớn liên kết cây điều tại xã An Viễn (Trảng Bom) của Công ty Chế biến XNK nông sản thực phẩm Đồng Nai (Donafoods) đầu tư đang gặp khó do thiếu vốn. Ảnh: Trần Thế
Hiện tỉnh có 3 dự án cánh đồng lớn đang triển khai, gồm: Dự án cánh đồng lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ca cao tại các huyện Thống Nhất, Định Quán và Tân Phú do Công ty TNHH Ca cao Trọng Đức đầu tư;
Dự án cánh đồng lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mía trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu của Nhà máy Đường Biên Hòa – Trị An và Dự án cánh đồng lớn liên kết cây điều tại xã An Viễn (Trảng Bom) của Công ty Chế biến XNK nông sản thực phẩm Đồng Nai (Donafoods) đầu tư.
Theo đại diện Công ty Ca cao Trọng Đức, công ty đang tổ chức thu thập danh sách các nông hộ đăng ký trồng mới ca cao. Hiện có 114 hộ đăng ký trồng mới với diện tích gần 34ha ca cao.
Đồng thời, công ty đang phối hợp với chính quyền huyện Tân Phú thành lập HTX thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm ca cao trên địa bàn huyện Tân Phú.
Trong khi đó, với Dự án cánh đồng lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mía, đến nay Nhà máy Đường Biên Hòa – Trị An đã cung ứng giống mía cho các hộ nông dân tham gia dự án.
Hiện, nhà máy đang mở rộng triển khai xây dựng vùng nguyên liệu mía tại các xã Phú Lý, Hiếu Liêm và Mã Đà (Vĩnh Cửu).
Riêng với mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm gà, vịt của Công ty ADECO và Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, ông Nguyễn Trí Công – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết đang triển khai thực hiện tại 3 xã: Xuân Mỹ, Sông Ray và Xuân Đông (Cẩm Mỹ) để tiêu thụ sản phẩm gà, vịt cho THT gà ấp 10 (Sông Ray) và THT tại xã Xuân Đông với quy mô 50.000 con.
Cần khơi thông đồng vốn
" Thời gian qua, các mô hình cánh đồng lớn làm tốt đều là do nhà đầu tư đủ vốn”. Ông Nguyễn Hữu Định
Trong cuộc họp về xây dựng chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vào ngày 7.10, ông Võ Văn Chánh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá về việc triển khai cánh đồng lớn, tuy đây là mô hình mới nhưng bước đầu đã đạt hiệu quả tốt.
Thực tế, để triển khai mô hình cánh đồng lớn, tỉnh Đồng Nai đã có khá nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi dành cho doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân.
Thế nhưng, DN, nông dân vẫn khó tiếp cận các gói hỗ trợ này do thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp, một số quy định trong chính sách chưa sát với thực tế... Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp và nông dân vẫn chưa mặn mà với cánh đồng lớn vì đầu tư lớn.
“Thời gian qua, các mô hình cánh đồng lớn làm tốt là do nhà đầu tư đủ vốn” - ông Nguyễn Hữu Định - Chi cục trưởng Chi cục PTNT tỉnh Đồng Nai, nhận định.
Việc dự án cánh đồng lớn liên kết cây điều tại xã An Viễn (Trảng Bom) của Công ty Donafoods đầu tư đang gặp khó cũng do doanh nghiệp đầu tư thiếu vốn.
Theo đó, cho đến nay Công ty Donafoods vẫn chưa tổ chức triển khai, thu mua sản phẩm điều của nông dân do thiếu vốn mặc dù thu hút nông dân đăng ký tham gia với diện tích gần cả ngàn ha.
Giám đốc Công ty TNHH Ca cao Trọng Đức (huyện Định Quán) Đặng Trường Khanh cho biết, những chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư cánh đồng lớn khá nhiều nhưng muốn hưởng ưu đãi từ các chính sách này với doanh nghiệp không phải dễ.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 27-12, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị đánh giá công tác triển khai hệ thống khu bảo vệ thủy sản (BVTS) trên đầm phá năm 2014, triển khai kế hoạch năm 2015.

Sau một thời gian học hỏi kinh nghiệm nuôi hàu ở một số địa phương trong nước và một số nước lân cận có điều kiện tự nhiên tương tự như Quảng Yên (Quảng Ninh) vốn có nhiều cửa sông, ven biển, anh Ngô Hùng Dũng, Giám đốc Công ty CP Thuỷ sản Tân An (TX Quảng Yên) quyết tâm đầu tư nuôi hàu bằng bè trên cửa sông. Đến nay, sau hơn một năm áp dụng, anh Dũng đã đạt được thành công bước đầu, đây là cơ hội mở ra hướng làm kinh tế mới tại địa phương.

Giá tôm thấp, cộng với sự e ngại WSSV và nhiệt độ sụt giảm, tất cả các lí do trên khiến trong năm 2015, ngành tôm Thái Lan sẽ bắt đầu phục hồi một cách chậm chạp. Nhiều chuyên gia đang tích cực tìm giải pháp để giải quyết vấn đề dịch bệnh ở Thái Lan.

Theo Tổng cục Thống kê, ước tính giá trị sản xuất thủy sản năm 2014 (tính theo giá so sánh 2010) ước đạt gần 188 nghìn tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị nuôi trồng thủy sản ước đạt hơn 115 nghìn tỷ đồng (chiếm 61,2%) và giá trị khai thác thủy sản ước đạt hơn 73 nghìn tỷ đồng.

Khoảng 4 giờ sáng 28-12, anh Nguyễn Văn Lưu (ấp 4, xã La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) phát hiện mùi hôi thối nồng nặc nên chạy ra xem thì phát hiện trong bửng rất nhiều cá đã nổi đầu thở ngáp, một số đã chết nổi trắng bửng.