Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cánh đồng lớn trở ngại lớn từ đồng vốn

Cánh đồng lớn trở ngại lớn từ đồng vốn
Ngày đăng: 12/10/2015

Theo Sở NNPTNT Đồng Nai, hiện tại tỉnh Đồng Nai có 3 dự án cánh đồng lớn đang triển khai- cây ca cao, cây mía và cây điều; 2 dự án đang trong giai đoạn xây dựng;

4 dự án đang trong giai đoạn vận động, tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật và 13 dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi (ngoài chính sách của QĐ 58).

Bước đầu khả quan

Với mục tiêu xây dựng cánh đồng lớn làm “đòn bẩy” để công nghiệp hóa nông nghiệp, như đưa máy móc thiết bị vào sản xuất, ứng dụng KHKT, thực hành nông nghiệp tốt…

Thời gian qua tỉnh Đồng Nai hối hả triển khai nhiều dự án cánh đồng lớn cho bước đầu cho kết quả khả quan.

 

Dự án cánh đồng lớn liên kết cây điều tại xã An Viễn (Trảng Bom) của Công ty Chế biến XNK nông sản thực phẩm Đồng Nai (Donafoods) đầu tư đang gặp khó do thiếu vốn. Ảnh: Trần Thế

Hiện tỉnh có 3 dự án cánh đồng lớn đang triển khai, gồm: Dự án cánh đồng lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ca cao tại các huyện Thống Nhất, Định Quán và Tân Phú do Công ty TNHH Ca cao Trọng Đức đầu tư;

Dự án cánh đồng lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mía trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu của Nhà máy Đường Biên Hòa – Trị An và Dự án cánh đồng lớn liên kết cây điều tại xã An Viễn (Trảng Bom) của Công ty Chế biến XNK nông sản thực phẩm Đồng Nai (Donafoods) đầu tư.

Theo đại diện Công ty Ca cao Trọng Đức, công ty đang tổ chức thu thập danh sách các nông hộ đăng ký trồng mới ca cao. Hiện có 114 hộ đăng ký trồng mới với diện tích gần 34ha ca cao.

Đồng thời, công ty đang phối hợp với chính quyền huyện Tân Phú thành lập HTX thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm ca cao trên địa bàn huyện Tân Phú.

Trong khi đó, với Dự án cánh đồng lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mía, đến nay Nhà máy Đường Biên Hòa – Trị An đã cung ứng giống mía cho các hộ nông dân tham gia dự án.

Hiện, nhà máy đang mở rộng triển khai xây dựng vùng nguyên liệu mía tại các xã Phú Lý, Hiếu Liêm và Mã Đà (Vĩnh Cửu).

Riêng với mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm gà, vịt của Công ty ADECO và Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, ông Nguyễn Trí Công – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết đang triển khai thực hiện tại 3 xã: Xuân Mỹ, Sông Ray và Xuân Đông (Cẩm Mỹ) để tiêu thụ sản phẩm gà, vịt cho THT gà ấp 10 (Sông Ray) và THT tại xã Xuân Đông với quy mô 50.000 con.

Cần khơi thông đồng vốn

" Thời gian qua, các mô hình cánh đồng lớn làm tốt đều là do nhà đầu tư đủ vốn”.  Ông Nguyễn Hữu Định 

Trong cuộc họp về xây dựng chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vào ngày 7.10, ông Võ Văn Chánh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá về việc triển khai cánh đồng lớn, tuy đây là mô hình mới nhưng bước đầu đã đạt hiệu quả tốt.

Thực tế, để triển khai mô hình cánh đồng lớn, tỉnh Đồng Nai đã có khá nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi dành cho doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân.

Thế nhưng, DN, nông dân vẫn khó tiếp cận các gói hỗ trợ này do thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp, một số quy định trong chính sách chưa sát với thực tế... Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp và nông dân vẫn chưa mặn mà với cánh đồng lớn vì đầu tư lớn.

“Thời gian qua, các mô hình cánh đồng lớn làm tốt là do nhà đầu tư đủ vốn” - ông Nguyễn Hữu Định -  Chi cục trưởng Chi cục PTNT tỉnh Đồng Nai, nhận định.

Việc dự án cánh đồng lớn liên kết cây điều tại xã An Viễn (Trảng Bom) của Công ty Donafoods đầu tư đang gặp khó cũng do doanh nghiệp đầu tư thiếu vốn.

Theo đó, cho đến nay Công ty Donafoods vẫn chưa tổ chức triển khai, thu mua sản phẩm điều của nông dân do thiếu vốn mặc dù thu hút nông dân đăng ký tham gia với diện tích gần cả ngàn ha.

Giám đốc Công ty TNHH Ca cao Trọng Đức (huyện Định Quán) Đặng Trường Khanh cho biết, những chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư cánh đồng lớn khá nhiều nhưng muốn hưởng ưu đãi từ các chính sách này với doanh nghiệp không phải dễ. 


Có thể bạn quan tâm

Ngăn Chặn Tình Trạng Tận Diệt Cá Non, Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Cà Mau Ngăn Chặn Tình Trạng Tận Diệt Cá Non, Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Cà Mau

Ông Lê Thanh Triều - Chủ tịch UBND huyện U Minh tỉnh Cà Mau cho biết, vụ thu hoạch cá đồng mỗi năm chỉ có một lần hiện đang vào mùa nhưng đã xuất hiện nhiều hình thức tận diệt cá non, nguồn cá giống dùng để thả nuôi cho vụ mùa sau. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì sẽ không còn nguồn cá giống để thả nuôi cho vụ mùa tới.

09/04/2013
Thanh Hao Hoa Vàng - Được Mùa Nhưng Mất Giá Thanh Hao Hoa Vàng - Được Mùa Nhưng Mất Giá

Đi dọc triền đê Sông Hồng (Yên Lạc, Vĩnh Phúc), tôi bị cuốn hút bởi màu xanh của những cánh đồng thanh hao hoa vàng với mùi hăng hắc rất đặc trưng. Năm 2006, cây thanh hao hoa vàng được triển khai trồng ở Yên Lạc đã mở ra một hướng đi mới cho người nông dân, nhưng niềm vui chưa trọn vẹn thì nỗi lo đã đến. Giá thanh hao hoa vàng lên xuống thất thường làm cho người trồng luôn trong trạng thái bất an.

16/08/2013
Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Cá Lồng Trên Sông Ở Quảng Thọ (Thừa Thiên Huế) Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Cá Lồng Trên Sông Ở Quảng Thọ (Thừa Thiên Huế)

Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình tại xã Quảng Thọ (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) đã tận dụng nguồn nước sông Bồ để nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

23/02/2013
Tiếp Sức Cho Nông Dân Nghèo Tiếp Sức Cho Nông Dân Nghèo

Ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên), nhiều nông dân gọi ông Lê Xuân Đình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Thọ là “ông sọc dưa”. Cái tên ngồ ngộ này được nông dân trong vùng gắn cho, lâu ngày thành quen miệng. Bản thân ông Đình cũng thấy vui, vì cái việc chăn nuôi lợn rừng, cung cấp giống lợn rừng cho nông dân trong vùng đã trở nên quen thuộc.

09/04/2013
Tìm Hướng Phát Triển Hiệu Quả Nghề Trồng Nấm Tìm Hướng Phát Triển Hiệu Quả Nghề Trồng Nấm

Hiện nay Ninh Bình có khoảng 2.600 hộ gia đình, 3 doanh nghiệp và 15 tổ hợp tác với gần 8.000 lao động thường xuyên tham gia trồng nấm. Sản lượng nấm tươi hàng năm ước đạt 4.500 tấn, cho hiệu quả kinh tế gần 40 tỷ đồng.

16/08/2013