Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cánh Đồng Lớn Ở Đồng Tháp

Cánh Đồng Lớn Ở Đồng Tháp
Ngày đăng: 28/07/2014

Đồng Tháp là tỉnh đứng thứ hai sau An Giang về diện tích thực hiện cánh đồng lớn (CĐL).

* 30% nông dân bán lúa cho DN

Ông Nguyễn Văn Công, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, 6 tháng đầu năm 2014 ngành nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng GDP của tỉnh 1,1%. Trong đó đóng góp lớn nhất là cây lúa.

Theo ông Công, nhờ nỗ lực thực hiện liên kết trong SX CĐL, đến nay có gần 30% nông dân trong tỉnh bán lúa trực tiếp cho DN. Cách đây 3 năm, nông dân thu hoạch lúa xong phải tự phơi, sấy khô và 100% đầu ra phụ thuộc vào thương lái. Gần đây bà con tham gia CĐL không còn cảnh mua vật tư nông nghiệp theo kiểu ghi nợ, chịu lãi ở các đại lý... lợi nhuận cũng tăng thêm từ 2 - 3 triệu đồng/ha.

Anh Mai Văn Tuấn, nông dân xã Phú Cường (huyện Tam Nông) cho biết: "Gia đình có 5,5 ha lúa, mối lo lớn nhất là đầu ra. Lúc trước thường bán cho thương lái, nay có DN bao tiêu thuận lợi hơn, vụ ĐX rồi lãi hơn 40 triệu đồng".

Có thể nói điển hình trong việc thực hiện CĐL ở Đồng Tháp là HTX Tân Cường. Ông Nguyễn Văn Trãi, GĐ HTX Tân Cường, huyện Tam Nông cho biết: "Năm 2014, từ nguồn kinh phí tỉnh và dự án cạnh tranh nông nghiệp ACP, HTX mở rộng diện tích trong vụ ĐX 2013-2014 lên 1.214 ha với 385 hộ tham gia CĐL.

Ngay từ khi triển khai, HTX đã tổ chức cho nông dân thực hiện theo một quy trình SX, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tuân thủ lịch thời vụ, làm đất, lượng giống gieo sạ, bón phân, thuốc BVTV, đến ứng dụng cơ giới hóa vào SX theo quy trình “1 phải 5 giảm”.

HTX cung ứng vật tư đầu vào cho nông dân hơn 2,6 tỷ đồng với lãi suất 1%/tháng, thấp hơn lãi suất ngân hàng, giúp cho nông dân giảm giá thành SX từ 200 đồng/kg. Kết thúc vụ ĐX, HTX đã kêu gọi DN đến thu mua với sản lượng 850 tấn, mỗi kg lúa cao hơn giá thương lái mua bên ngoài từ 100 - 200 đồng".

Ông Trãi cho biết thêm, trong vụ HT 2014, HTX Tân Cường vẫn giữ vững diện tích 1.214 ha, thực hiện liên kết chuỗi giá trị từ SX – chế biến – kinh doanh đến tiêu dùng. Đồng thời, giữ vững mối liên kết 4 nhà tạo vùng nguyên liệu ổn định.

Đến nay, diện tích CĐL ở Đồng Tháp khoảng 80.000 ha, trải rộng trên 40 cánh đồng ở 12 huyện, thị, thành phố. Quy mô mỗi CĐL ở Đồng Tháp từ 100 - 200 ha được ứng dụng đồng bộ những TBKT vào SX từ khâu làm đất, gieo sạ, bón phân và thực hiện cơ giới hóa.

Trong đó, diện tích lúa thu hoạch bằng máy trong vụ lúa ĐX vừa qua trong tỉnh đạt 93%, giống lúa đạt chất lượng cao chiếm 51,1%, giá thành SX lúa là 3.241 đồng/kg (giảm 652 đồng/kg) so với vụ lúa ĐX 2012-2013. Sản lượng lúa thu hoạch ở 2 vụ lúa ĐX, HT đạt 2 triệu tấn. Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Tháp đang đẩy mạnh Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giúp nông dân ngày càng vững tin tham gia vào CĐL.

Ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp: Để CĐL hiệu quả hơn cần tập trung đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT, áp dụng cơ giới hóa, tăng dần cơ cấu giống lúa chất lượng cao và tiếp tục kéo giá thành SX lúa giảm xuống nữa.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Các Liên Minh Sản Xuất Vùng Rau An Toàn Hiệu Quả Từ Các Liên Minh Sản Xuất Vùng Rau An Toàn

Xã An Hải (Ninh Phước) có tổng diện tích tự nhiên 2.098,2 ha, trong đó có trên 1.000 ha đất nông nghiệp nhưng có tới 50% là đất cát bạc màu. Nhưng chính trên mảnh đất khô cằn, nóng bỏng này thiên nhiên đã ưu đãi ban tặng cho nguồn nước ngầm dồi dào, giúp nông dân canh tác quanh năm và hình thành vùng trồng rau an toàn (RAT) nổi tiếng tại tỉnh ta.

31/07/2013
Khẩn Trương Gieo Cấy Lúa Mùa Khẩn Trương Gieo Cấy Lúa Mùa

Vụ mùa 2013, huyện Lâm Bình kế hoạch gieo cấy 1.513 ha, trong đó có 986,4 ha lúa lai. Các xã có nhiều diện tích là Thượng Lâm 315 ha, Lăng Can 273 ha, Thổ Bình 214 ha…

27/07/2013
Mô Hình Trồng Cây Trên Đất Dốc Mô Hình Trồng Cây Trên Đất Dốc

Thuận Bắc là huyện miền núi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, do địa hình nhiều đồi núi nên loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp không nhiều. Nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng khai thác lợi thế, phát huy hiệu quả điều kiện tự nhiên ở các xã có nhiều đồi núi, Thuận Bắc xác định phải hướng dẫn nông dân biết cách ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong canh tác nông nghiệp.

31/07/2013
Chăn Nuôi Heo Theo Hướng Bền Vững, Đảm Bảo Môi Trường Chăn Nuôi Heo Theo Hướng Bền Vững, Đảm Bảo Môi Trường

Không ai ngờ rằng đằng sau ngôi nhà kho của anh Út Tấn, xã Định Thủy (Mỏ Cày Nam - Bến Tre) là một trang trại chăn nuôi heo nếu chưa được biết trước đó. Bởi vì đứng ngay trang trại với khoảng 500 con heo thịt, chúng tôi vẫn không cảm nhận mùi hôi từ chất thải của heo.

03/06/2013
Làm Giàu Trên Cát Trắng Làm Giàu Trên Cát Trắng

Nguyễn Văn Nổi, 50 tuổi là nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu ở thôn Hòa Thạnh. Anh dày công đầu tư cải tạo vùng đất cát trắng phau ven biển trở thành trù mật cho những mùa cây trái bội thu. Trồng củ cải kết hợp chăn nuôi bò lai sind cung cấp sức kéo là con đường vươn lên làm giàu của anh Nổi trên vùng đất cát ven biển thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước.

31/07/2013