Cánh đồng lớn lúa Nhật

Vụ HT 2015, Cty CP Nông lâm nghiệp Phan Minh Kiên Giang đầu tư làm CĐL (tại huyện Hòn Đất, Kiên Giang) với diện tích 400 ha, trong đó có 300 ha lúa Nhật.
Ông Nguyễn Trung Tín, GĐ Cty cho biết: “Toàn bộ diện tích trồng lúa Nhật, chúng tôi liên kết với Cty Suna (Chi nhánh Cần Thơ) để phát triển SX”.
Theo đó, phía Cty Suna sẽ đầu tư giống (Japonica - ĐS1), phân bón, thuốc BVTV, chuyển giao quy trình SX và bao tiêu đầu ra.
“SX theo hướng liên kết này, chúng tôi khá yên tâm, nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm. Có hai hình thức bao tiêu, theo giá cố định 6.000 đ/kg lúa thương phẩm hoặc giá thị trường có bảo hiểm giá sàn. Khi có giá cả đầu ra ổn định, người SX sẽ chủ động trong việc đầu tư, định mức năng suất cần đạt được sao cho hiệu quả nhất, chứ không cần chạy theo sản lượng”, ông Tín tâm sự.
Để hình thành CĐL hàng trăm ha giữa vùng TGLX, Cty Phan Minh đã đầu tư nguồn vốn hơn 50 tỷ đồng san lấp mặt bằng (từ đất rừng tràm đã khai thác), làm hệ thống kênh mương, bờ bao, kéo lưới điện và xây dựng trạm bơm…
Tương tự, Cty TNHH Kiên Dũng (Hòn Đất) cũng mạnh dạn liên kết đầu tư SX 200 ha lúa Nhật trong vụ HT này theo quy mô CĐL. Đơn vị hợp tác là Cty TNHH Trung An (Thốt Nốt, TP Cần Thơ) sẽ đầu tư giống, vật tư nông nghiệp, kỹ thuật canh tác và bao tiêu sản phẩm.
Ông Trần Đạt Duy, TGĐ Cty TNHH Kiên Dũng cho biết: “Đây là vụ đầu tiên chúng tôi tham gia SX lúa Nhật, nếu thành công thì vụ thu đông và đông xuân tới sẽ nâng diện tích lên 363 ha và đến năm 2016 sẽ chuyển toàn bộ diện tích sang CĐL là 763 ha.
Hiện chúng tôi đã ký hợp đồng hợp tác với Cty Trung An đến năm 2025, để phát triển SX lúa Nhật theo quy trình công nghệ cao, khép kín, nhằm tạo ra sản phẩm gạo hữu cơ sạch, phục vụ xuất khẩu”.
Ông Nguyễn Thành An, một nông dân đang canh tác 220 ha đất tại (xã Nam Thái Sơn, Hòn Đất), cũng mạnh dạn đưa lúa Nhật và SX mấy năm nay. Để thực hiện mô hình CĐL, ông An đã liên kết hoặc ký kết hợp đồng phát triển vùng nguyên liệu cho nhiều Cty như Angimex - Kitoku (An Giang) để trồng lúa Nhật, Trung An (TP Cần Thơ), Giống cây trồng miền Nam để làm lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP…
Theo ông An, làm lúa theo chương trình liên kết nông dân có nhiều cái lợi, được đầu tư lúa giống, vật tư phân bón, thuốc BVTV và quan trọng nhất là đầu ra luôn ổn định.
Ông An chia sẻ: “Có đơn vị ký hợp đồng đầu tư cho chúng tôi đối với phân bón là 1 triệu đ/công, thuốc BVTV 1,25 triệu đ/công và bao tiêu đầu ra theo 2 hình thức: giá cố định 5.600 đ/kg lúa tươi tại ruộng hoặc bao giá trọn gói 6 triệu đ/công nếu làm theo quy trình của họ. Với giá cả đầu ra ổn định như vậy, nông dân sẽ tính toán được mức lợi nhuận của mình và không sợ gặo rủi ro khi thị trường có biến động”.
Trong chuyến khảo sát về mô hình CĐL tại Kiên Giang, trong đó có mô hình trồng lúa Nhật, TS Lê Đức Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NN-PTNT) đánh giá cao về cách làm theo hướng liên kết này.
Theo ông Thịnh, mục tiêu thực hiện chính sách liên kết là nhằm hài hòa lợi ích giữa các bên trong chuỗi SX lúa gạo. Trong đó, DN xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, còn nông dân thì tiêu thụ sản phẩm thuận lợi với giá cả tốt hơn.
Để làm được việc này thì DN phải đặt hàng nông dân SX hàng hóa thông qua việc cung cấp giống, hỗ trợ khoa học kỹ thuật, máy móc cơ giới và bao tiêu đầu ra cho bà con.
Ngược lại, nông dân phải có trách nhiệm thực hiện đúng loại giống, quy trình canh tác và các điều khoản trong hợp đồng. Khi thị trường có biến động thì các bên phải giữ đúng chữ tín, không vì lợi ích trước mắt mà tự ý phá vỡ hợp đồng.
"Trách nhiệm của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương là tạo điều kiện thuận lợi cho DN và nông dân thực hiện tốt các mô hình liên kết theo tinh thần quyết định của Thủ tướng Chính phủ về SX, tiêu thụ nông sản", ông Thịnh nói.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KH-KT) vào sản xuất, nông dân thị xã Cai Lậy chủ động xử lý sầu riêng ra hoa nghịch vụ, khắc phục được tình trạng "được mùa, mất giá", góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ.

Huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có hơn 3.400ha vườn cây ăn trái đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhà vườn trong những năm qua. Đặc biệt, một số cây ăn trái bán trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới cũng được nhà vườn chăm sóc, vun vén cẩn thận, làm sao cho ra thị trường những trái ngon, đẹp và bán được giá cao.

Anh Lê Thành Huy - cán bộ khuyến nông xã cho biết, chuối mốc là một trong những loại cây trồng chủ lực của xã. Ngoài chất lượng thơm, ngọt, dẻo, chuối mốc Suối Cát khi chín có màu vàng sáng với lớp phấn trắng mốc bên ngoài, các nhánh đều nhau, trái to đều, chưng bàn thờ ngày Tết rất đẹp nên được người dân ưa chuộng.

Ông Dương Ánh Đông, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật Tịnh Biên cũng xác nhận tình trạng xoài chết cây tại các vườn xoài thuộc khu vực đồi, núi. Đồng thời khuyến cáo, các chủ vườn cần chú ý theo dõi, chủ động phòng ngừa thích hợp để tránh thiệt hại, nhất là tăng cường giải pháp dinh dưỡng cho cây xoài; hạn chế xử lý kích thích ra hoa liên tục.

“Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) là huyện có lượng mưa rất ít, chỉ rộ 2 - 3 tháng một năm, độ ẩm trong không khí lại thấp, nước tưới cho thanh long chủ yếu từ nguồn nước ngầm, nên năm nào cũng vậy, cứ đến mùa hạn hán là nông dân chúng tôi lại đau đầu vì thiếu nước, mà cây trồng thiếu nước một mùa thì ba mùa vực chưa lại.