Cánh đồng liên kết

Ngoài việc đem lại hiệu quả cao, chương trình còn giúp nông dân quan tâm tới việc canh tác theo quy trình kỹ thuật nhằm giảm giá thành đầu vào, bền vững cho môi trường…
Liên kết
Thực hiện chương trình gồm Phòng NN-PTNT, Trạm BVTV, Trạm Khuyến nông huyện Tam Nông, UBND các xã, HTXNN, Cty CP BVTV Sài Gòn (SPC), Cty CP Phân bón Bình Điền.
Ông Phạm Huy Hoàng, chuyên viên phụ trách chương trình của SPC cho biết, cánh đồng liên kết được triển khai gần 3.000 ha tại 6 HTX: Tân Cường; Hùng Cường; Số 1 Phú Hiệp; Phú Bình; Phú Xuân và Tân Tiến.
Chương trình đã thực hiện 4 điểm trình diễn tại 3 điểm: HTX Hùng Cường; Số 1 Phú Hiệp; Tân Tiến với các hộ Lê Thanh Tùng ở ấp K12, xã Phú Hiệp diện tích 1 ha; hộ ông Nguyễn Thái Dương, ấp K9, xã Phú Hiệp 0,5 ha; hộ ông Nguyễn Thanh Sơn, xã Phú Cường 1 ha và hộ ông Võ Văn Đào, ấp K9, xã Phú Hiệp 0,5 ha…
Các hộ thực hiện trình diễn theo hướng dẫn của Trạm KN Tam Nông, áp dụng và thực hiện đúng quy trình SX “1 phải 5 giảm”, chọn giống cấp xác nhận, sạ thưa 10 - 12 kg/1.000 m2; phun thuốc BVTV của SPC và sử dụng phân bón Bình Điền.
Ngày 7/8 chương trình đã tổ chức hội thảo đầu bờ tại ruộng của ông Nguyễn Thái Dương. Ngày 12/8 tổ chức tại ruộng của ông Nguyễn Thanh Sơn.
Theo đánh giá của những người tham gia, vụ HT năm nay thời tiết khá thuận lợi, dịch hại ít. Công tác kiểm tra và dự báo trên đồng ruộng của Trạm BVTV và Trạm KN khá chính xác, kịp thời thông tin đến các xã viên nên công tác phòng trừ sâu bệnh, dịch hại đạt hiệu quả tốt.
Đánh giá cao thuốc của SPC
Ghi nhận của NNVN tại buổi hội thảo đầu bờ, sau khi áp dụng quy trình sử dụng các sản phẩm thuốc BVTV của SPC, nông dân tham gia đánh giá rất cao.
Các ông Võ Văn Đào và Nguyễn Thái Dương (HTX Tân Tiến) cho biết, xuống giống lúa Jasmine 85 ngày 10/5. Sau 83 ngày chăm sóc lúa trên đồng trổ bông rất đều.
Liên kết SX giúp giảm giá thành, tăng năng suất
Nông dân tham gia mô hình rất phấn khởi và đồng tình với chương trình, bước đầu đã quan tâm với việc canh tác theo quy trình kỹ thuật giúp giảm giá thành, tăng năng suất. Đồng thời bà con cũng mong muốn có sự liên kết đầu vào và việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. |
Ông Đào và ông Dương cho biết cùng áp dụng đúng quy trình như sau: Ngày 18/5 (8 ngày sau sạ) phun thuốc trừ cỏ Pyanchor Gold 8.5EC diệt hữu hiệu cỏ lồng vực, đuôi phụng và nhóm cỏ lá rộng. Kết quả cho thấy cỏ chết trên 95%, thuốc còn diệt cả cỏ chác lác.
Từ 24 - 27/5 (tức 14 -17 ngày) lúa bị bọ trĩ (bù lạch) nhiều, chiếm khoảng 90% diện tích nên phun thuốc Comda Gold 5WG kết hợp đưa nước vào ruộng ngập 2/3 thân cây. Sau khi phun cho thấy thuốc có hiệu quả rất tốt, tỷ lệ bọ trĩ, bù lạch chết 100%.
Ngày 10 - 15/6 (lúa 31 - 36 ngày) giai đoạn này sâu cuốn lá, đục thân, rầy nâu... chiếm khoảng 6 - 10% nên phun thuốc trừ sâu Sairifos 585EC, Sagometro 50WG. Đã diệt sâu cuốn lá, đục thân, muỗi hành, rầy nâu khoảng 95%.
Từ 17 - 19/6 khi lúa được 38 - 40 ngày phun thuốc ngừa nhện gié Saromite 57EC có hiệu quả rất tốt. Từ 27/6 khi lúa 48 ngày phun ngừa các bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, đốm nâu, đốm vằn....
Phun đợt 1 thuốc trừ bệnh Pysaigon 50WP và Alpine 80WG, ít thấy vết bệnh xuất hiện trên ruộng.
Ngày 7/7 khi lúa 58 ngày tiếp tục phun ngừa đạo ôn, cháy bìa lá đợt 2 thuốc Pysaigon 50WP và Alpine 80WG cho hiệu quả tốt, vết bệnh hầu như không xuất hiện hoặc có rất ít.
Ngày 22 - 25/7 lúa 74 - 77 ngày xịt Trizole 75WP và Sagograin 300EC ngừa đạo ôn cổ bông và lem lép hạt cho hiệu quả tốt, tạo cho lá đòng hấp thu tốt.
Theo tính toán của những hộ tham gia chương trình: Tổng chi phí đầu tư là 15.825.000 đ/ha. Trong đó giống 1.476.000 đ/ha, phân bón 4.930.000 đ/ha; thuốc BVTV 2.659.000 đ/ha (thấp hơn đối chứng 686.000 đ/ha); công lao động 6.760.000 đ/ha thấp hơn ruộng đối chứng 235.000 đ/ha nhờ giảm công bón, công phun thuốc.
Năng suất bình quân đạt 6,3 tấn/ha. Giá thành SX 2.512 đ/kg giảm hơn đối chứng 304 đ/kg; ước giá bán 5.200 đ/kg, doanh thu khoảng 32.760.000 đ/ha. Lợi nhuận đạt 16.935.000 đ/ha (cao hơn ruộng đối chứng 1.915.000 đ/ha).
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có khoảng 2.000ha mãng cầu (ta) chất lượng tốt, tập trung tại: Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc và TP.Vũng Tàu. Bình quân mỗi năm, sản lượng thu hoạch gần 9.000 tấn/năm. Nếu được quy hoạch bài bản, mãng cầu sẽ là cây ăn quả đầy sức cạnh tranh của BR-VT.

Trong niên vụ cà phê 2012 - 2013, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) sẽ cung cấp miễn phí gần 300.000 cây cà phê giống cho những hộ dân muốn tái canh vườn cà phê già cỗi. Số cây này đủ tái canh cho khoảng 270 héc ta.

Cửa biển Sa Huỳnh (xã Phổ Thạnh, Đức Phổ) bị bồi lấp, hàng loạt tàu cá phải dạt đến những cảng biển khác trong và ngoài tỉnh làm cho nhiều cơ sở chế biến hải sản đang ăn nên làm ra tại địa phương điêu đứng vì khan hiếm nguyên liệu.

Ông Nguyễn Ngọc Hải, chủ nhiệm HTX Thới An, TP Cần Thơ, từng nuôi gia công để tránh rủi ro, so sánh: “Giá thu vô của công ty là 23.000 - 23.500 đồng/kg cá theo hợp đồng là bằng với chi phí giá thành, do đó người nuôi bán trôi nổi 20.000 đồng/kg, làm sao không lỗ 3.000 - 4.000 đồng/kg."

Qua khảo sát, giá công gặt hiện tại là 220 - 250 nghìn đồng/sào (không ăn cơm trưa), từ 200 - 220 nghìn đồng (ăn cơm trưa), tăng trung bình từ 20 - 30 nghìn đồng/sào so với đầu vụ.