Cảnh báo về xử lý chiếu xạ tôm đông lạnh xuất khẩu

Thao đại diện Tập đoàn Casino, tập đoàn phân phối, bán lẻ hàng đầu của Pháp, nếu không chấm dứt việc xử lý chiếu xạ, sẽ có ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam sang thị trường EU, trong đó có Pháp.
Đây không phải lần đầu tiên xảy ra việc các lô hàng thủy sản của Việt Nam bị nước nhập khẩu cảnh báo và yêu cầu trả về.
Từ năm 2010 đến hết tháng 5/2015, đã có 183 lô hàng thủy sản Việt Nam bị cảnh báo, riêng năm 2014 con số này ở mức 41 lô.
Việc bị cảnh báo nhiều sẽ khiến các sản phẩm thủy sản Việt Nam bị kiểm soát chặt chẽ hơn bởi cơ quan chức năng của nước nhập khẩu, tạo nguy cơ ngành thủy sản Việt Nam mất thị phần tại thị trường nước ngoài.
Nhằm khắc phục tình trạng nói trên và không để xảy ra trường hợp tương tự trong thời gian tới, các DN cần cải thiện và tăng cường kiểm soát quy trình sản xuất từ vùng nuôi trồng đến nơi sản xuất và xuất khẩu.
Các cơ quan chức năng của Nhà nước như Bộ Công Thương, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ NN&PTNT) và Hiệp hội Xuất khẩu và Chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP) có thể hỗ trợ và cung cấp thông tin chi tiết cho DN về các yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của thị trường EU.
Ngoài ra, các trung tâm chiếu xạ của Việt Nam cũng cần chuẩn hóa để được EU chứng nhận.
Có thể bạn quan tâm
Quy mô cánh đồng lớn theo từng nhóm cây trồng chính sản xuất liên vùng vừa được UBND tỉnh quy định tại Quyết định 19 về Quy định quy mô diện tích tối thiểu cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015 - 2020.

Nông dân trong tỉnh An Giang đang xuống giống vụ đông xuân 2015 – 2016. Đối với một số địa phương sản xuất vụ thu đông, lúa đã trổ đồng. Lũ nhỏ, ruộng lúa của nông dân bị chuột cắn phá nhiều, chi phí gieo sạ cũng tăng cao.
Từ ngày 1/1 đến ngày 30/9, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 4,351 triệu tấn, trị giá FOB 1,81 tỷ USD, trị giá CIF 1,86 tỷ USD.

Nếp là sản phẩm chủ lực của huyện Phú Tân, với tổng diện tích khoảng 20.000 héc-ta trên địa bàn. Nhãn hiệu tập thể “Nếp Phú Tân” đã có mặt trên thị trường (2009) được UBND huyện triển khai nhiều hoạt động để đưa danh tiếng của loại đặc sản này vươn xa.

Được sự điều phối từ Trung tâm Khuyến nông (TTKN) Quốc gia, TTKN tỉnh An Giang đã triển khai thực hiện dự án “Áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI nhằm nâng cao hiệu quả và góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa”.