Cảnh báo về xử lý chiếu xạ tôm đông lạnh xuất khẩu

Thao đại diện Tập đoàn Casino, tập đoàn phân phối, bán lẻ hàng đầu của Pháp, nếu không chấm dứt việc xử lý chiếu xạ, sẽ có ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam sang thị trường EU, trong đó có Pháp.
Đây không phải lần đầu tiên xảy ra việc các lô hàng thủy sản của Việt Nam bị nước nhập khẩu cảnh báo và yêu cầu trả về.
Từ năm 2010 đến hết tháng 5/2015, đã có 183 lô hàng thủy sản Việt Nam bị cảnh báo, riêng năm 2014 con số này ở mức 41 lô.
Việc bị cảnh báo nhiều sẽ khiến các sản phẩm thủy sản Việt Nam bị kiểm soát chặt chẽ hơn bởi cơ quan chức năng của nước nhập khẩu, tạo nguy cơ ngành thủy sản Việt Nam mất thị phần tại thị trường nước ngoài.
Nhằm khắc phục tình trạng nói trên và không để xảy ra trường hợp tương tự trong thời gian tới, các DN cần cải thiện và tăng cường kiểm soát quy trình sản xuất từ vùng nuôi trồng đến nơi sản xuất và xuất khẩu.
Các cơ quan chức năng của Nhà nước như Bộ Công Thương, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ NN&PTNT) và Hiệp hội Xuất khẩu và Chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP) có thể hỗ trợ và cung cấp thông tin chi tiết cho DN về các yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của thị trường EU.
Ngoài ra, các trung tâm chiếu xạ của Việt Nam cũng cần chuẩn hóa để được EU chứng nhận.
Có thể bạn quan tâm

Các địa phương có thốt nốt thông báo tạm ngưng việc mua bán, vận chuyển, các xã có diện tích thốt nốt lớn tích cực vận động dân không bán nữa.

Thương vụ Việt Nam tại Úc vừa thông tin cho hay, trong quá trình kiểm tra ngẫu nhiên các lô hàng thực phẩm từ các nước có sản phẩm xuất khẩu vào Úc đã phát hiện, cá rô phi của Việt Nam có chất cấm.

Giữa tháng 9-2015, một đại diện của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho rằng nguyên nhân đùi gà Mỹ bán giá rẻ trên thị trường Việt Nam có thể là do có sự gian lận thương mại giữa các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam và đối tác xuất khẩu thịt gà của Mỹ.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, 15 ngày đầu tháng 9, Việt Nam chi khoảng 219,03 triệu USD để nhập thức ăn gia súc và nguyên liệu. Lũy kế đến ngày 15/9, Việt Nam chi 3,96 tỷ USD.

Công nghệ lạc hậu là nguyên nhân khiến nông sản Việt "lép vế" về chất lượng trên thị trường. Có 80 - 90% lượng hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu phải thông qua các khâu trung gian, dẫn đến các lo ngại về giá cả, mất thương hiệu.