Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cảnh báo thuốc thú y kháng sinh kém chất lượng

Cảnh báo thuốc thú y kháng sinh kém chất lượng
Ngày đăng: 19/10/2015

Đặc biệt trong đó phải kể tới loại thuốc kháng sinh phòng và điều trị đường hô hấp, đường ruột và các bệnh thời tiết trên gia súc, gia cầm.

Ở tỉnh Tây Ninh, sau khi được sự đồng ý của ông Võ Đức Trong (GĐ Sở NN-PTN), ông Trần Văn Thạnh, Chánh Thanh tra Sở cho biết, trong đợt kiểm tra chất lượng thuốc thú y vào tháng 9 vừa qua, sau khi lấy 20 mẫu của 42 cửa hàng bán thuốc thú y đã phát hiện nhiều vi phạm.

Cụ thể có 5/25 mẫu, chiếm tỷ lệ 20% vi phạm về chất lượng và đều tập trung vào các loại kháng sinh dạng chai (lọ) 20-100 ml (dung dịch tiêm chích) và dạng gói bột hòa tan trong nước qui cách đóng gói từ 20 gr đến 1 kg trong việc phòng và điều trị phổ biến các bệnh liên quan đến viêm phổi, viêm phế quản, tụ huyết trùng, tiêu chảy ở heo, bò, gà.

Giá cả vô chừng nhưng thấp nhất khoảng 50 ngàn/lọ 20 ml và 70 ngàn/gói. Cụ thể, loại thuốc kháng sinh Coli 24h, ngày SX 2/6/2014 do Cty TNHH Công nghệ xanh HP ở 52/79 quận Cầu Giấy, Hà Nội sản xuất; thuốc Cefti-coli ngày SX 11/2014 của Cty TNHH Kỹ thuật - Dinh dưỡng Úc Châu ở 42/5 Trần Văn Ơn, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP.HCM;

Thuốc Neo-Sulfazym ngày SX 15/12/2014 của Cty TNHH TM-SX thuốc thú y Safa-Vedic ở số 143/46, Tân Hòa, Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương; thuốc kháng sinh cúm gà số 1, ngày SX 6/1/2015, do Cty TNHH Công nghệ sinh học miền Nam ở ấp Vàm, xã Thiên Tân, Vĩnh Cửu, Đồng Nai SX;

Thuốc kháng sinh CRD-stop ngày SX 11/11/2014 của Cty CP Dược và vật tư thú y Hanvet, số 88 đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội SX. Tổng số tiền xử phạt hành chính là hơn 15 triệu đồng.

Điều đáng nói là việc công bố thông tin về doanh nghiệp (DN) SX thuốc thú y kém chất lượng không phải tỉnh nào cũng cương quyết, mạnh dạn như Tây Ninh.

Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh T cho PV NNVN biết là ở địa phương ông cũng vừa có kết luận thanh tra chất lượng thuốc thú y trên địa bàn và phát hiện có hơn 25% thuốc kháng sinh kém chất lượng, tuy nhiên sau khi xin ý kiến của Giám đốc Sở để được “phát ngôn” thì vị này đã không đồng ý cung cấp thông tin do nhạy cảm, ngại “đụng chạm” đến DN nên lại thôi.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sai phạm về chất lượng thuốc kháng sinh trong thú y hiện nay khá phổ biến do các DN cạnh tranh chạy theo lợi nhuận, khâu giám sát nguyên liệu đầu vào gần như được thả nổi.

Nhiều DN đã mua nguồn nguyên liệu trôi nổi về dùng làm nguyên liệu SX thuốc thú y, có trường hợp thay vì phải dùng nguyên liệu theo đăng ký với cơ quan nhà nước thì họ lại sử dụng nguyên liệu “lụi” khác có cơ chế tác dụng tương tự. Chẳng hạn, đáng lẽ phải dùng Ampicilin thì thay thế bằng Amoxicillin.

Có loại kháng sinh công thức pha chế không chuẩn, nhất là ở dạng tiêm chích bởi mức độ tương tác cao giữa các thành phần phối trộn.

Ngoài ra, còn có những lô thuốc, khi ở trong kho có chất lượng rất tốt, nhưng kiểm tra ở các cửa hàng, chất lượng lại đã giảm hẳn. Nguyên nhân là do công tác bảo quản ở các đại lý, cửa hàng bán lẻ thuốc thú y đã không được chú trọng đúng mức.

Một cán bộ thanh tra của Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai cho biết, mỗi lần kiểm tra, phát hiện thuốc kháng sinh thú y vi phạm về chất lượng là ngành yêu cầu DN phải thu hồi.

Nhưng việc giám sát thu hồi (công tác hậu kiểm) thì không có người làm, do đó DN có tiến hành thu hồi thuốc đó hay không thì không ai biết.

Thậm chí, có những DN sau khi bị cơ quan chức năng phát hiện và xử phạt một loại thuốc kháng sinh kém chất lượng, thì họ lại đem thuốc ấy, thay tên, dán nhãn khác vào, và tiếp tục đưa ra thị trường tiêu thụ.

Đến nay, mức xử phạt hành chính tối đa về vi phạm thuốc thú y theo qui định chỉ từ 8-12 triệu đồng/vụ vi phạm, còn thời gian để có kết quả xử lý phải kéo dài ít nhất 1 tháng do thủ tục kiểm mẫu, qui trình xử phạt, đủ để DN sai phạm bán hoặc đưa hết số hàng hóa vi phạm ra thị trường nên tỏ ra bất cập, không đủ tác dụng răn đe.

Theo thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh, mỗi DN SX thuốc thú y vi phạm chỉ có cơ hội nộp phạt 1 lần/sai phạm, nếu tiếp tục tái phạm thì đề nghị rút giấy phép, đình chỉ hoạt động SX kinh doanh.

“Công khai danh tính các tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực SX, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế phẩm sinh học trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được biết, tránh mua phải hàng cấm, hàng ngoài danh mục, hàng giả, hàng kém chất lượng...” (Trích công văn ngày 12/10/2015 của Bộ NN-PTNT)


Có thể bạn quan tâm

Huy Giáp Xóa Nghèo Và Làm Giàu Từ Nuôi Bò, Trồng Trúc Huy Giáp Xóa Nghèo Và Làm Giàu Từ Nuôi Bò, Trồng Trúc

Huy Giáp là xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của huyện Bảo Lạc, diện tích tự nhiên 6.657 ha; có 679 hộ, 3.978 nhân khẩu, gồm 6 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao, Quý Châu cùng sinh sống ở 21 xóm hành chính.

30/06/2013
Ca Cao - Cây Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Tiền Giang Ca Cao - Cây Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Tiền Giang

Qua 7 năm triển khai và thực hiện Dự án phát triển cây ca cao, các hộ trồng cây ca cao ở Gò Công Tây (Tiền Giang) đều chung một nhận xét, đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, không tốn phân bón, thuốc trừ sâu bệnh như nhiều loại cây trồng khác; chỉ cần trồng đúng kỹ thuật ca cao có thể sinh trưởng, phát triển cho trái tốt, năng suất cao, tăng lợi nhuận.

22/01/2013
Hội Cựu Chiến Binh Xã Vĩnh Quang Giúp Nhau Phát Triển Kinh Tế Hội Cựu Chiến Binh Xã Vĩnh Quang Giúp Nhau Phát Triển Kinh Tế

Những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Vĩnh Quang (Thị xã) luôn đi đầu trong hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế gia đình, tăng cường củng cố xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.

30/06/2013
Giảm Trồng Lúa, Tăng Sản Xuất TACN Giảm Trồng Lúa, Tăng Sản Xuất TACN

Phóng viên trao đổi với TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp (Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn).

10/06/2013
Dừa Tăng Giá Trở Lại Dừa Tăng Giá Trở Lại

Khoảng một tuần nay giá dừa ở Bến Tre và Trà Vinh đã tăng mạnh làm nhà vườn phấn khởi vì sau gần một năm giá luôn ở mức thấp. Cụ thể, giá dừa khô tăng 5.000 - 6.000 đồng/chục (12 trái), còn dừa tươi uống nước tăng 10.000 đồng/chục.

24/01/2013