Cảng cá gặp khó vì lồng bè

Cảng cá Hòn Rớ là một trong số cảng chuyên phục vụ tàu đánh bắt xa bờ, ngày cao điểm có đến 100 tàu cá trong khu vực cập bến bán hải sản, tiếp nhiên liệu, thực phẩm. Cuối năm 2014, UBND tỉnh cho phép Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nâng cấp cảng cá với kinh phí dự kiến 41 tỷ đồng. Hiện Dự án nâng cấp cảng Hòn Rớ và chợ thủy sản Nam Trung Bộ sắp hoàn thành. Sau khi nâng cấp, cảng có thể nâng gấp đôi công suất tiếp nhận tàu, tạo thuận lợi cho việc giải phóng sản phẩm nhanh, nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như hiệu quả các chuyến biển; đồng thời đây sẽ là điểm đấu giá cá ngừ đại dương.
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng các bè nuôi trồng thủy sản neo đậu xung quanh khu vực cảng làm hạn chế lối đi lại của các ghe tàu. Ông Nguyễn Trung Hiếu - Trưởng Ban quản lý Cảng cá Hòn Rớ cho biết: “Ban quản lý cảng rất lo ngại vấn đề này, song chúng tôi không can thiệp được vì khu vực này không thuộc phạm vi mặt nước của cảng quản lý”.
Theo ông Hiếu, trước đây việc nuôi trồng thủy sản ở quanh khu vực Cảng cá Hòn Rớ đã bị địa phương và các cơ quan chức năng xử lý. Tuy nhiên, gần 1 năm trở lại đây, tình trạng này tái diễn. Ban đầu ở đây chỉ xuất hiện 1 bè buôn bán hải sản của một người dân địa phương neo đậu. Không lâu sau, một số hộ nuôi trồng thủy sản ở Hòn Rớ cũng kéo bè từ các nơi về nuôi. Từ chỗ xuất hiện vài lồng, hàng chục hộ nuôi thủy sản theo nhau đem lồng ra nuôi cá, khiến giao thông đường thủy khu vực gần cảng bị ảnh
hưởng. Ông Trần Văn Sáu (khu dân cư Hòn Rớ) cho biết: “Những khu vực nước sâu nhất, thuận tiện cho tàu ra vào đều bị các chủ bè chiếm để nuôi thủy sản nên tàu mỗi lần cập bờ hoặc ra vào cảng gặp nhiều bất lợi. Không ít lần tàu của chúng tôi bị dây neo lồng quấn vào chân vịt”. Ngoài ra, theo phản ánh của các chủ tàu cá, việc nuôi trồng không theo quy hoạch và quá gần bờ đang khiến cho môi trường ở khu vực này ảnh hưởng, khả năng phát sinh dịch bệnh là rất cao do các hộ nuôi vứt rác thải sinh hoạt và phóng uế bừa bãi.
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND TP. Nha Trang: Về tình trạng các lồng bè nuôi thủy sản ở gần Cảng cá Hòn Rớ, UBND thành phố đã giao cho Ban quản lý vịnh Nha Trang và đội kiểm tra liên ngành kiểm đếm. Đối với các lồng bè nuôi trồng không đúng quy hoạch sẽ yêu cầu di dời. Thời gian tới, thành phố sẽ nghiên cứu hướng giải quyết tình trạng này.
Ông Hiếu kiến nghị: “Thời gian tới, chính quyền các cấp cũng như ngành chức năng sớm có những biện pháp nhằm giải quyết dứt điểm việc lồng bè nuôi trồng xung quanh Cảng cá Hòn Rớ. Nếu không làm tốt, các tàu thuyền ra vào cảng sẽ gặp khó khăn; đặc biệt là năm 2016, Cảng cá Vĩnh Trường đóng cửa thì sức ép lưu lượng tàu đánh bắt gần bờ về Hòn Rớ càng lớn”.
Theo ông Nguyễn Văn Hướng - Chủ tịch UBND xã Phước Đồng, trong quy hoạch, khu vực hạ lưu sông Quán Trường và xung quanh Cảng cá Hòn Rớ không được phép nuôi trồng thủy sản. Đây là khu vực ghe tàu ra vào thường xuyên và nơi neo đậu chính của cả thành phố. Nếu người dân nuôi trồng sẽ gây cản trở luồng lạch. “Chính quyền xã đã thông báo đến tất cả các hộ có lồng bè nuôi trồng trái phép, yêu cầu sớm di dời đến nơi quy định. Thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với các ban ngành để tìm hướng giải quyết dứt điểm” - ông Hướng nói.
Có thể bạn quan tâm

Diện tích hồ tiêu khó kiểm soát, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, Tiến sĩ Nguyễn Quang Chơn-Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học-Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam đã có một số khuyến cáo với ngành hồ tiêu và người trồng hồ tiêu.
Đến thời điểm này toàn tỉnh Đắk Lắk có 23 đơn vị tham gia đánh giá chứng nhận cà phê đạt tiêu chuẩn quốc tế UTZ Centified với 20.056 nông hộ, tổng diện tích là 25.896 ha (chiếm gần 13% diện tích cà phê toàn tỉnh), sản lượng đạt khoảng 88.474 tấn.
Theo Ban Quản lý Dự án cánh đồng mẫu lớn (CĐML), từ năm 2011 - 2015, hơn 550ha lúa sản xuất theo CĐML ở xã Tân Long (Mang Thít - Vĩnh Long) đã đóng góp lợi nhuận cho nông dân tham gia trên 100 tỷ đồng.

Mặc dù đang trong thời điểm nước lũ từ các sông thượng nguồn đổ về nhưng hiện nhiều nông dân tỉnh Hậu Giang đã vệ sinh đồng ruộng và xuống giống lúa Đông xuân sớm năm 2015 - 2016 được hơn 5ha; trong 3 - 4 ngày tới, diện tích sẽ tăng lên khoảng 15ha.

“Tìm những giải pháp cụ thể và đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù, phù hợp với điều kiện ở từng địa phương để tổ chức nhân rộng cánh đồng lớn trong những năm tới”, là nội dung chính tại buổi hội thảo chuyên đề “Thực trạng và giải pháp nhân rộng cánh đồng lớn”.