Canada Giúp Việt Nam Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp

Bộ Ngoại giao, Thương mại và Phát triển Canada (DFATD) đã thông qua khoản tài trợ 500.000 CAD cho Việt Nam thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật và chính sách để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Chiều 8/7, tại trụ sở Bộ NN-PTNT, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng và bà Victoria Sutherland - Đại sứ Canada tại Việt Nam đã thừa ủy quyền của Chính phủ hai nước ký kết thỏa thuận dự án hỗ trợ kỹ thuật và chính sách để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam do Chính phủ Canada tài trợ.
Để giúp Bộ NN - PTNT đẩy mạnh đối thoại chính sách và điều phối cộng đồng tài trợ quốc tế tại Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Thương mại và Phát triển Canada (DFATD) đã thông qua khoản tài trợ 500.000 CAD cho Việt Nam thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật và chính sách để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Dự án này đã được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát phê duyệt, giao Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì thực hiện.
Phát biểu tại lễ ký, ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ NN - PTNT chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Chính phủ Canada, cảm ơn những tình cảm quý mến mà cá nhân Đại sứ Victoria Sutherland dành cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
Theo bà Victoria Sutherland thì ngành nông nghiệp đang đóng một vai trò to lớn, hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế ở Việt Nam. Một số dự án mà Canada đã đầu tư ở Hà Tĩnh và Sóc Trăng đến nay đều phát huy hiệu quả. “Nay chúng tôi đang xây dựng một dự án về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chúng tôi hy vọng những sáng kiến này sẽ hỗ trợ thêm cho Việt Nam một cách có ý nghĩa, thiết thực”.
Có thể bạn quan tâm

Khi việc tìm kiếm tôm sú ngày càng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là với các mức giá hợp lý, có một vài cuộc thảo luận của những người trong ngành cho rằng nó đang trở thành một sản phẩm cao cấp của thị trường ngách

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.

Mùa nghêu năm 2013 lại diễn ra trong tình trạng nghêu chết ở một vài hợp tác xã (HTX) nhưng tỷ lệ thiệt hại không đáng kể, chỉ có HTX Đồng Tâm ở Thừa Đức (Bình Đại - Bến Tre) bị thiệt hại khoảng 50%, còn lại đều hoạt động hiệu quả.

Sau nhiều tháng điều tra, nhóm nghiên cứu do Donald Lightner tại Đại học Arizona đã xác định nguyên nhân gây hội chứng chết sớm ở tôm (EMS), hay còn gọi là hội chứng hoại tử gan tuỵ cấp (AHPNS).

Tại huyện Duyên Hải (Trà Vinh) từ đầu năm đến nay có gần 200 hộ nuôi cá chẽm, tập trung nhiều ở các xã Hiệp Thạnh, Long Khánh và Long Vĩnh.