Cần Xử Lý Các Cơ Sở Nuôi Chim Yến Vi Phạm

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có nhiều hộ nuôi chim yến tự phát tại gia đình, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ dân xung quanh, tiềm ẩn nguy cơ lây lan các dịch bệnh.
Theo Sở NN-PTNT, đến cuối năm 2014, trên địa bàn tỉnh có khoảng 65 hộ nuôi chim yến, với quy mô đàn ước khoảng 22.700 con, trong đó TP Tuy Hòa là địa phương có số lượng hộ nuôi nhiều nhất, hơn 40 hộ. Tháng 7/2014, Bộ NN-PTNT đã ban hành thông tư quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến. Theo thông tư này, chủ cơ sở nuôi chim yến phải khai báo cho phòng NN-PTNT hoặc phòng kinh tế cấp huyện, thị xã, thành phố.
Cường độ âm thanh dẫn dụ chim yến không vượt quá 70 đề xi pen trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ và không được sử dụng âm thanh từ 21 giờ đến 6 giờ sáng. Chủ cơ sở nuôi chim yến phải thực hiện quy định về vệ sinh thú y và phòng, chống dịch bệnh. Đối với các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở nuôi chim yến sau thời điểm thông tư này có hiệu lực phải phù hợp với quy hoạch và được sự đồng ý bằng văn bản của UBND cấp huyện…
Hiện Phú Yên đang chờ quy hoạch chung về nuôi chim yến của Bộ NN-PTNT để làm cơ sở khoa học, trên cơ sở đó các sở, ngành chức năng sẽ tham mưu cho UBND tỉnh lập quy hoạch nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh.
Theo Sở NN-PTNT, khó nhất hiện nay là chưa có thiết bị chuyên dùng để đo và kiểm tra âm thanh dẫn dụ chim yến, kể cả chế tài xử phạt đối với các cơ sở nuôi chim yến không đủ điều kiện theo thông tư của Bộ NN-PTNT. Sở NN-PTNT đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh hướng dẫn những cơ sở nuôi chim yến thực hiện nghiêm thông tư của Bộ NN-PTNT và tạm thời tồn tại nhưng không được cấp phép sử dụng âm thanh dẫn dụ chim yến.
Đối với các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở nuôi chim yến mới, UBND cấp huyện tạm thời dừng xác nhận, chờ hướng dẫn của Bộ NN-PTNT và quy hoạch của tỉnh được phê duyệt. Đề nghị UBND tỉnh cho phép Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT) phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác kiểm tra và được xử lý hành chính đối với các cơ sở nuôi chim yến vi phạm.
Có thể bạn quan tâm

Trong những hoạt động nhằm hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn mới ở Bình Liêu (Quảng Ninh), mô hình nuôi giun quế do huyện Đoàn triển khai được đánh giá là “một mũi tên trúng hai đích”, vừa giải quyết được nhu cầu về nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm, vừa làm sạch môi trường...

Bạc Liêu được mệnh danh là đất của tôm - lúa khi nghề nuôi tôm đã đạt được nhiều “thành tích lẫy lừng”: đa dạng về mô hình, ổn định về năng suất và ấn tượng trong hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, cũng như nhiều vùng nuôi khác, sự bền vững vẫn là điều khiến nông dân và các ngành chức năng lo ngại.

Với mô hình chăn nuôi gà công nghiệp bán trứng, nuôi cá rô phi, cá tràu (cá quả) mỗi năm gia đình ông Lê Công Nhược (56 tuổi), thành viên CLB Chăn nuôi huyện Đại Lộc (Quảng Nam) thu gần 2 tỷ đồng, sau khi trừ hết chi phí.

Bộ NN-PTNT ngày 27.4 cho biết, hiện giá cá tra tại các tỉnh ĐBSCL đã giảm mạnh, chỉ còn dưới 20.000 đồng/kg, giảm từ 7.000 - 7.500 đồng/kg so với cách đây 3 tháng.

Chăn nuôi bò sữa đang là hướng phát triển kinh tế hiệu quả, bền vững tại một số huyện ngoại thành Hà Nội. Để mô hình phát triển nhanh và vững chắc, Công ty CP Sữa quốc tế (IDP) và Trung tâm Nghiên cứu bò và Đồng cỏ Ba Vì (Viện Chăn nuôi quốc gia) triển khai xây dựng Trang trại mẫu nuôi bò sữa và đồng cỏ quốc tế Ba Vì. Đây là mô hình tiêu biểu thể hiện sự liên kết giữa doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân và cũng là trang trại kết hợp đào tạo đầu tiên ở Việt Nam.