Cần Xây Dựng Khu Chăn Nuôi Tập Trung

Từ trước đến nay, không ít hộ nông dân huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) làm giàu từ chăn nuôi. Tuy nhiên, chăn nuôi đang đứng trước nguy cơ không còn cơ hội duy trì và phát triển do không được quy hoạch vùng tập trung.
Từ nhiều năm nay, người nông dân huyện Hòa Vang rất chú trọng phát triển chăn nuôi. Theo họ, chỉ cần nuôi 5-10 con heo/lứa, nguồn thu cao hơn canh tác cả mẫu lúa.
Gia đình bà Ngô Thị Chúc (thôn Lệ Sơn, xã Hòa Tiến), chuyên sản xuất lúa, màu trên diện tích gần 1 mẫu ruộng, gặp năm thiên tai, mất mùa, gia đình bà khá khó khăn. Năm 2007, được chính quyền địa phương cho thuê đất tại khu vực còn hoang hóa ở thôn Nam Sơn, gia đình bà mạnh dạn đầu tư xây dựng trại nuôi heo siêu nạc.
Ngày mới chia tay với đồng ruộng, gia nhập đội ngũ những người nuôi heo gia công, bà chỉ dám nuôi 700 con/lứa, trong 2 dãy chuồng. Thế rồi, lợi nhuận cao, bà quyết định mở rộng quy mô chuồng trại, nâng tổng đàn lên 1.600 con/lứa, cứ năm 2 lứa xuất chuồng hơn 3.000 con heo thịt.
Ông Nguyễn Đắc Đức (thôn Yến Nê 1, xã Hòa Tiến) đã “chia tay” hơn 1ha đất canh tác, tập trung cho việc nuôi 12.000 con chim cút đẻ. Ông Đức cho biết: So với trồng trọt, chăn nuôi thu nhập cao gấp nhiều lần và ổn định.
Canh tác một vài ha đất lúa, vất vả và dễ gì thu vài ba trăm nghìn đồng/ngày. Nuôi trại chim cút 12.000 con, nguồn lợi đem lại không nhỏ.
Hàng chục trang trại chăn nuôi ở xã Hòa Ninh không còn cơ hội duy trì và phát triển khi dự án Khu công nghệ cao vươn tới vùng đồi núi nơi họ lập trang trại từ nhiều năm nay.
Anh Trần Đức Quốc, chủ trang trại nuôi heo rừng tại thôn Hòa Trung, xã Hòa Ninh cho biết: Hiện tại khu vực này chưa công bố quy hoạch, song phong thanh trước sau gì cũng đến lượt. Có thể nói, đây là thông tin đáng lo nhất.
Đang có kế hoạch mở rộng quy mô, nâng tổng đàn lên 500-600 con, nghe tin trang trại nằm trong vùng quy hoạch, đành phải dừng lại.
Với tầm nhìn của chủ trang trại giàu kinh nghiệm, anh Quốc cảnh báo: Ở vùng rừng núi này, không quy hoạch khu vực chăn nuôi tập trung để các trang trại có điều kiện phát triển, chẳng bao lâu nữa, không chỉ người nông dân, chủ trang trại lâm vào cảnh khốn đốn, mà thị trường thực phẩm thịt gia súc loại chất lượng cao sẽ rất khan hiếm.
Nhận thấy phát triển chăn nuôi vô cùng cần thiết, trước năm 2010, Sở NN&PTNT đã đề nghị thành phố quy hoạch khu chăn nuôi tập trung. Tuy vậy, đề nghị này không được chấp nhận.
Trong khi, ở huyện Hòa Vang có hơn 60.000ha đất lâm nghiệp, không lẽ không dành 100ha để phát triển chăn nuôi? Năm 2003, sau đợt dịch cúm gia cầm xảy ra ở Đà Nẵng, UBND thành phố đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng tại thôn Diêu Phong, xã Hòa Nhơn khu chăn nuôi tập trung 3ha. Nay khu chăn nuôi tập trung này đang hoang phế, rất lãng phí.
Thiết nghĩ, trước nhu cầu cấp cung cấp nguồn thực phẩm sạch, chất lượng cho 1 triệu dân, thành phố cần quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung để ngành chăn nuôi ở Đà Nẵng mới có cơ hội duy trì và phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết, do nguồn cung hạn chế đã khiến giá gà bán tại các trại chăn nuôi tăng khoảng 10 - 15% so với 2 tháng trước đó. Riêng gà ta bán tại trại cho thương lái đã tăng từ mức 60.000 đồng/kg lên 85.000 đồng/kg.

Những năm trước, gia đình bà Trần Thị Khiển ở phường Chánh Mỹ, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương thuộc diện hộ nghèo của phường. Được sự giúp đỡ của địa phương, giờ đây gia đình bà đã vươn lên thành hộ khá nhờ mô hình chăn nuôi kết hợp.

Các vùng sông, đầm phá ở huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế), hay hạ lưu sông Hương thuộc xã Phú Thanh (Phú Vang), xã Hương Phong (Hương Trà)… có những trại vịt từ vài trăm con đến hàng ngàn con. Nguồn nước và môi trường ở đây khá thuận lợi cho việc nuôi thủy cầm. Gần một tuần nữa, các chủ trại có thể xuất bán để phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong dịp Tết Đoan ngọ.

Sáng ngày 12-6-2015, Trung tâm khuyến nông tỉnh An Giang phối hợp Trung tâm khuyến nông huyện tổ chức Hội thảo tổng kết trình diễn mô hình nuôi vịt cao sản trên nền đệm lót lên men cho hơn 30 bà con nông dân xã Phú Thuận.

Theo nhiều chủ trang trại nuôi gà đẻ trứng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, hiện giá trứng gà bán tại trại có mức từ 19 - 20 ngàn đồng/ chục, tăng khoảng 5 ngàn đồng/chục so với thời điểm đầu năm. Ngoài các thương lái thu mua mặt hàng này, thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp ở