Cần Xây Dựng Các Dự Án Cấp Thiết Phục Vụ Ngư Dân

Chiều ngày 21/2, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang và đoàn công tác Trung ương đã về thăm và làm việc tại tỉnh Phú Yên.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch Nước hoan nghênh Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Phú Yên đã tìm được hướng đi đúng khi tập trung phát triển các cây công nghiệp; triển khai được một số dự án công nghiệp đột phá; thực hiện thành công chương trình đánh bắt thủy sản xa bờ.
Về đời sống ngư dân, Chủ tịch Nước cho rằng Phú Yên cần khảo sát nhu cầu của ngư dân về đóng mới, cải hoán tàu thuyền, chăm lo cuộc sống người dân vùng chịu ảnh hưởng khí hậu. Tại những nơi người dân bị sạt lở, tỉnh cần làm kè kiên cố để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân sinh sống.
Cùng với xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng có thế mạnh như cá ngừ đại dương, Phú Yên cần học tập kinh nghiệm để lập quỹ hỗ trợ ngư dân. Đồng thời, cần tập trung vốn triển khai các dự án cấp bách liên quan đến đời sống của người dân ven biển; hình thành dịch vụ hậu cần nghề cá thu mua cá ngừ đại dương trên biển; có chính sách đối với người đi biển...
Trước đó, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác đã đến tìm hiểu thực tế đời sống người dân tại phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa (một phường mới thành lập với phần lớn bà con làm nghề nuôi trồng và đánh bắt hải sản xa bờ).
Chủ tịch Nước lưu ý đánh bắt xa bờ vừa là nghề truyền thống của người dân Phú Đông, vừa đóng góp chung cho phát triển kinh tế biển cả nước, vì vậy bà con tiếp tục đoàn kết giúp đỡ nhau trong các tổ chức nghiệp đoàn.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu tháng 8 đến nay, nhiều đầm, bãi nuôi ngao giống và thương phẩm ở huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) xảy ra hiện tượng ngao chết hàng loạt. Theo các ngư dân, chưa có năm nào ngao chết nhiều như năm nay.

Tỉnh Phú Yên đang bị “đại hạn”, cỏ trồng ngoài đồng bị đốt cháy, nguồn thức ăn cho bò khan hiếm. Vì thế người chăn nuôi bỏ 800.000 đ mua sào rơm khô, thế nhưng để mua được rơm phải đặt tiền cọc.

Những tháng đầu năm 2014, giá tôm nguyên liệu trong nước tăng cao, có khả năng bù đắp được rủi ro của các vụ trước, nên đã kích thích người nuôi tôm ồ ạt xuống giống, gia tăng diện tích nuôi và thả nuôi với mật độ rất cao, có nơi tôm chân trắng được thả với mật độ trung bình cao hơn từ 60-70con/m2 so với thông thường.

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến - kết hợp ít thay nước và sử dụng vi sinh trong suốt quá trình nuôi được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải thực hiện thí điểm tại xã Định Thành. Sau 3 năm thực hiện đã thật sự đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Những ngày đầu tháng 8, khách đến tham quan vườn tiêu của ông Trần Văn Chỉnh, thôn Đồng Xuân, Lộc Điền khá đông. Ông Chỉnh là phục viên quân đội sống gần 30 năm ở Đức Cơ, Gia Lai - người đầu tiên mang cây tiêu về quê trồng thử vào cuối năm 2007, với 200 gốc tiêu, chỉ một thời gian ngắn, cây tiêu phát triển tốt. Năm sau, ông tiếp tục trồng thêm, đến nay vườn tiêu hơn 1 ha trồng hơn 1.000 gốc tiêu.