Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Trên 29.500 Tỷ Đồng Mua Điều Vụ Mới: Vinacas Đề Nghị Ngân Hàng Bắt Tay

Cần Trên 29.500 Tỷ Đồng Mua Điều Vụ Mới: Vinacas Đề Nghị Ngân Hàng Bắt Tay
Ngày đăng: 01/03/2012

ƯU TIÊN SỐ 1 MUA ĐIỀU TRONG NƯỚC

Theo ông Nguyễn Thái Học – Chủ tịch Vinacas, vụ 2012 toàn ngành đặt mục tiêu XK 170.000 tấn nhân điều các loại và 60.000 tấn dầu vỏ hạt điều, thu về 1,5 tỷ USD (tăng trên 11% so với 2011). Tại Hội nghị, Vinacas cũng thống nhất đảm bảo thu mua 100% lượng điều thô của nông dân trong nước trong tháng 3/2012, sau đó mới lên kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu từ châu Phi và Campuchia (dự kiến tháng 4 – 5/2012).

Để đảm bảo thắng lợi như mục tiêu đề ra, Vinacas ước tính ngành điều cần sự quan tâm hợp tác của ngành ngân hàng trong việc hỗ trợ vốn vay với mức cụ thể như sau: Vốn vay ngắn hạn và trung hạn bằng VNĐ để thu mua toàn bộ điều thô trong nước khoảng 380.000 tấn với giá 35 triệu đồng/tấn, tương đương vay 13.300 tỷ đồng. Về nhập khẩu nguyên liệu từ châu Phi và Campuchia, đề nghị ngân hàng hỗ trợ tín dụng VNĐ và ngoại tệ (USD) để nhập khoảng 450.000 tấn với giá 1.400 USD/tấn, tương đương vay 13.230 tỷ đồng. Ngoài ra, Vinacas đề nghị vốn vay dài hạn hỗ trợ tín dụng đầu tư trang thiết bị, máy móc cho ngành điều khoảng 3.000 tỷ đồng. Tổng cộng, niên vụ điều 2012, ngành điều cần ít nhất 29.530 tỷ đồng để thu mua, sản xuất và kinh doanh.

Tại Hội nghị, Vinacas cũng khẳng định năm 2011 là giai đoạn khó khăn với ngành, ngoài nguồn cung nguyên liệu thiếu hụt (do yếu tố thời tiết, khí hậu) thì chi phí chế biến như nguyên vật liệu, tiền công, nhiên liệu điện, nước, xăng dầu, lãi ngân hàng… tăng đột biến. Theo báo cáo của các DN thành viên Vinacas, chỉ tính riêng chi phí nguyên liệu mua trong nước tăng trên 100% so với cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên, vượt qua khó khăn, tổng kết năm 2011 toàn ngành điều đã XK được trên 166.000 tấn nhân điều và 40.000 tấn dầu vỏ hạt điều, thu về 1,35 tỷ USD, giảm 16,46% về lượng nhưng tăng 20,13% về giá trị so với năm 2010.

QUÝ II/2012, THỊ TRƯỜNG ĐIỀU SÔI ĐỘNG?

Ông Nguyễn Văn Chiểu – Trưởng Ban xúc tiến thương mại của Vinacas khẳng định, việc thị trường hạt điều trong tháng 1 và tháng 2 kém sôi động là thông lệ bình thường bởi người tiêu dùng mới trải qua tết dương lịch và âm lịch. Ngoài ra, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực đến tất cả các mặt hàng XK, trong đó có sản phẩm điều (nhu cầu tiêu thụ thấp, giá giảm…).

“Tuy nhiên, sang quý II/2012 giá nhân điều chắc chắn sẽ khởi sắc và thị trường XK sẽ sôi động hơn khi các thị trường trọng điểm là Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc đẩy mạnh mua hàng để bù đắp lượng hàng tồn kho đang ở mức thấp. Các thị trường khác như Đông Âu, Tây Á đang ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn khi lượng nhập khẩu tăng lên. Ngoài ra, do thiếu hụt lao động ngày càng lớn nên lượng cung nhân điều thế giới năm 2012 được dự báo giảm, sẽ tác động đến giá bán nhân điều trong thời gian tới” – ông Chiểu nhận định. Từ những yếu tố này, Trưởng Ban xúc tiến thương mại đề nghị các ngân hàng cần hỗ trợ DN vay vốn càng sớm càng tốt, giúp DN chủ động xây dựng kế hoạch thu mua điều xô cho dân và chế biến, XK như mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, Vinacas cũng khuyến cáo các DN phải có kế hoạch ứng biến nếu tình hình thị trường có những biến động khó lường. Vinacas sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan ban ngành để cùng DN tháo dỡ dần những khó khăn, vướng mắc do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Trước mắt, Vinacas kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng nhà nước và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT có chính sách hỗ trợ. Đặc biệt, các ngân hàng thương mại ưu tiên 100% nguồn vốn vay để DN thu mua nguyên liệu, đồng thời áp dụng hình thức cho vay tín chấp, thế chấp theo hạn mức tín dụng bằng 90% giá trị kho hàng hoặc giá trị tài sản DN (thay bằng 70% giá trị hiện nay).

Ngoài ra, do vòng quay vốn cùng với chu trình dự trữ nguyên liệu và sản xuất điều kéo dài từ 6 – 12 tháng, Vinacas đề nghị các ngân hàng gia tăng thời hạn tín dụng đối với các khoản vay của DN lên 12 tháng.


Có thể bạn quan tâm

Vị Thủy Thắng Lợi Trong Sản Xuất Lúa Vị Thủy Thắng Lợi Trong Sản Xuất Lúa

Với những thuận lợi về hệ thống đê bao khép kín, kết hợp áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã thúc đẩy nền nông nghiệp ở huyện Vị Thủy đạt cả 3 mặt. Năm 2014, là năm thứ 14 huyện Vị Thủy có sản lượng lúa đạt trên 200.000 tấn/năm.

02/01/2015
Trực Hùng Tập Trung Hoàn Thiện Hệ Thống Hạ Tầng Kỹ Thuật Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp Trực Hùng Tập Trung Hoàn Thiện Hệ Thống Hạ Tầng Kỹ Thuật Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp

Là vùng đất thuần nông nhưng diện tích gieo cấy 2 vụ lúa của xã Trực Hùng (Trực Ninh) lại hạn chế (313,37ha). Do vậy xã đã xác định đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nâng cao hiệu quả sản xuất trên diện tích đất canh tác là định hướng trọng tâm phát triển nông nghiệp.

02/01/2015
Vụ Bản Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại Vụ Bản Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại

Thực hiện Nghị quyết số 07 của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVIII về phát triển kinh tế trang trại, gia trại, huyện Vụ Bản chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, gia trại gắn với quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp và quy hoạch xây dựng NTM.

02/01/2015
Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Xuân Lộc Phát Huy Vai Trò Quản Lý Vì Mục Tiêu Phát Triển Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Xuân Lộc Phát Huy Vai Trò Quản Lý Vì Mục Tiêu Phát Triển

Là xã đồng bằng thuộc huyện Thanh Thủy, Xuân Lộc có lợi thế về phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nắm bắt ưu thế trên, trong những năm qua, Hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN) Xuân Lộc đã không ngừng nỗ lực, phát huy vai trò quản lý, điều hành, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập của xã viên, tạo điều kiện để kinh tế tập thể địa phương phát triển.

02/01/2015
Thắng Lợi Trong Gian Khó Thắng Lợi Trong Gian Khó

Theo ngành nông nghiệp, năm qua nông dân toàn tỉnh xuống giống tổng cộng 87.396ha lúa. Do tác động của biến đổi khí hậu nên thời tiết ngày càng cực đoan, rõ nhất là tình trạng nhiễm mặn trên sông Thu Bồn, Vĩnh Điện, Thanh Quýt, Bàn Thạch… diễn ra sớm, nồng độ cao và xâm nhập sâu vào nội địa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước phục vụ sản xuất ở hạ du.

02/01/2015