Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Thơ Vực Dậy Nghề Nuôi Cá Tra

Cần Thơ Vực Dậy Nghề Nuôi Cá Tra
Ngày đăng: 21/04/2012

Trước tình hình nuôi trồng thủy sản ngày càng khó khăn, giá cá tra đang sụt giảm, người nuôi không có lời, thành phố Cần Thơ thực hiện nhiều giải pháp nhằm vực dậy nghề nuôi cá tra.

Thành phố đề ra giải pháp đẩy mạnh công tác thông tin, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại... nhằm giữ vững thị trường ngoài nước, mở rộng tiêu thụ trong nước. Thành phố hỗ trợ người nuôi và doanh nghiệp chế biến nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách nâng cao chất lượng con giống, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thức ăn, thuốc thú y, bảo đảm chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm, chủ động cân đối cung cầu về nguyên liệu chế biến, chủ động kiểm soát chặt chẽ chất lượng, truy xuất nguồn gốc nhằm tránh bị “vướng” các rào cản kỹ thuật, thương mại quốc tế.

Tại Cần Thơ, người nuôi hiện vẫn còn tập quán nuôi cá tra mật độ quá dày (35 con/m2), nhiều hơn mức khuyến cáo nên cá chậm lớn, thời gian cá đạt trọng lượng chuẩn (1 kg/con) để bán kéo dài thêm từ 2 - 3 tuần, chi phí thức ăn tăng thêm.

Cần Thơ khuyến cáo người nuôi thực hiện “3 giảm 3 tăng”. “3 giảm” là giảm mật độ thả nuôi còn từ 20 - 25 con /m2 ao; giảm sử dụng thuốc kháng sinh (chỉ sử dụng khi thật cần thiết); giảm xả chất thải trong ao nuôi ra sông rạch. “3 giảm” nói trên sẽ tạo ra 3 lợi ích (“3 tăng”). Nhờ mật độ thả nuôi phù hợp với tập tính sống nên cá ăn mồi tốt hơn, cá lớn nhanh hơn, tăng sức đề kháng với bệnh tật, do đó chất lượng thịt cá tốt hơn. Việc không sử dụng hoặc sử dụng ít thuốc kháng sinh thì môi trường nước cũng như cơ thể cá không có cơ hội sinh sản ra vi khuẩn kháng thuốc, do đó người nuôi không cần tăng liều sử dụng cũng như thay đổi loại kháng sinh khác mạnh hơn. Mức độ lưu tồn thuốc kháng sinh trong thịt cá sẽ giảm mạnh, thịt cá nguyên liệu sẽ đạt được độ an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhờ chất lượng nước ao nuôi trong sạch nên cá đẹp, bán được với giá cao hơn đồng thời với tăng lợi nhuận nhờ việc tiết giảm được nhiều khoản chi phí mua cá giống, mua thuốc phòng trị bệnh, thức ăn...

Trước đó, năm 2011 do người nuôi bị thua lỗ hoặc không có lãi nhiều nên bỏ nghề, diện tích nuôi cá tra Cần Thơ thời điểm ấy chỉ còn gần 600 ha. Đến nay nhờ các biện pháp hữu hiệu, diện tích cá tra tại Cần Thơ đã khôi phục được gần 950 ha, tăng 40% so cùng kỳ năm 2011, sản lượng vụ đầu năm đạt trên 90.000 tấn./.

Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Trên Sông Nước Làm Giàu Trên Sông Nước

Sau nhiều năm lăn lộn với nghề nuôi cá bè, anh Nguyễn Văn Nghĩa (ấp 2, xã Vĩnh Xương, TX. Tân Châu) mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lăng nha đuôi đỏ. Lần đầu tiên, anh thả nuôi 5.000 con, do chưa có kinh nghiệm nên cá hao hụt nhiều, thu hoạch chỉ được 3.000 con.

26/09/2014
An Giang Tổ Chức Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Trong Ao Đất An Giang Tổ Chức Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Trong Ao Đất

Cá sặc rằn có tên khoa học Trichopodus pectoralis, là một loại cá bản địa có khả năng sinh sản trong tự nhiên cao. Với chất lượng thịt cá thơm ngon và giá trị kinh tế ổn định, mô hình nuôi cá sặc rằn thương phẩm đang được nhiều nông dân quan tâm.

26/09/2014
Nghiêm Túc Tuân Thủ Quy Định Về An Toàn Thực Phẩm Đối Với Cá Tra Nghiêm Túc Tuân Thủ Quy Định Về An Toàn Thực Phẩm Đối Với Cá Tra

Ngày 24/9, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) yêu cầu các doanh nghiệp chế biến sản phẩm cá tra xuất khẩu cập nhật các quy định của một số thị trường về ghi nhãn, hàm lượng nước và tỷ lệ mạ băng đối với sản phẩm cá tra xuất khẩu.

26/09/2014
Dự Án Nuôi Bò Hiệu Quả Kinh Tế Cao Dự Án Nuôi Bò Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Dự án chăn nuôi bò thịt được triển khai thực hiện đầu tiên tại 2 xã Phong Thạnh và Tân Phong (huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) từ nguồn quỹ Hỗ trợ nông dân của Trung ương. Qua hơn 2 năm thực hiện, dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thêm thu nhập cho nông dân.

26/09/2014
Chủ Động Phòng Ngừa Cúm Gia Cầm Chủ Động Phòng Ngừa Cúm Gia Cầm

Trời nắng nóng xen lẫn những cơn mưa là điều kiện thuận lợi cho bệnh cúm gia cầm phát triển mạnh. Vì vậy, ngay từ lúc này, công tác phòng bệnh cần đặt lên hàng đầu, đặc biệt là cúm A/H5N6, bởi thế giới chưa có vaccine để phòng chủng virus này.

26/09/2014