Cần Thơ Tổ Chức Trình Diễn San Phẳng Mặt Ruộng Bằng Máy Làm Đất Sử Dụng Công Nghệ Laser

Ngày 18-3-2014, tại xã Thạnh Thắng, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ đã diễn ra lễ bàn giao 3 máy làm đất sử dụng công nghệ laser và trình diễn san phẳng mặt ruộng bằng công nghệ laser do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ tổ chức.
Tại buổi lễ bàn giao, thực hiện theo hợp đồng cung cấp máy làm đất sử dụng công nghệ laser cho Ban quản lý cạnh tranh nông nghiệp (Dự án ACP), Công ty TNHH thiết bị và công nghệ Minh Long (Hà Nội) tổ chức trình diễn vận hành máy trên đồng ruộng và bàn giao 3 máy cho Chi cục Bảo vệ thực vật (thuộc Sở NN&PNTT TP Cần Thơ) tiếp nhận quản lý, vận hành.
Theo đại diện của Công ty TNHH thiết bị và công nghệ Minh Long, máy làm đất sử dụng công nghệ laser được nhập khẩu từ một công ty của Ấn Độ, máy có khả năng san phẳng 4ha mặt ruộng/ngày. Do máy hoạt động dựa vào tín hiệu laser phát ra từ một thiết bị định vị nên san phẳng mặt ruộng với độ chính xác rất cao so với làm thủ công và bằng các máy móc truyền thống.
Theo Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, 3 máy làm đất sử dụng công nghệ laser là một trong các gói hỗ trợ từ Dự án ACP do Ngân hàng thế giới(WB) tài trợ. Việc đưa các máy làm đất sử dụng công nghệ laser vào đồng ruộng có ý nghĩa rất lớn giúp nông dân san bằng mặt ruộng tốt, từ đó tạo thuận lợi cho việc chăm sóc, quản lý các loại dịch hại, giúp tiết kiệm trong tưới nước, bón phân, xịt thuốc...
Qua đó, giúp nông dân hạ giá thành sản xuất, tăng cao lợi nhuận. Thời gian qua, Dự án ACP đã có nhiều hỗ trợ cho thành phố phát triển ngành nông nghiệp theo định hướng thị trường.
Đồng thời, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông dân thông qua các hoạt động tập huấn, hỗ trợ chuyển giao và ứng dụng các công nghệ mới, hỗ trợ một phần cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi các vùng triều trong tỉnh Quảng Ngãi, người nuôi tôm điêu đứng vì tôm dịch bệnh, nhiều hộ phải bỏ hồ hoang thì ở cánh đồng triều thuộc xã Tịnh Kỳ (Sơn Tịnh) nông dân đã chuyển sang nuôi cá chẽm. Hơn 3 năm cá chẽm đã sống thích nghi với nguồn nước đồng triều nơi này và giải quyết được cuộc sống khốn khó cho bà con. Riêng vụ mùa năm nay, bà con nuôi cá vừa được mùa, được giá nên niềm vui như nhân đôi.

Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi hươu, nai Hiếu Liêm (xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai) vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa tập thể.

Sau khoảng 4 năm triển khai thực hiện chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, đến nay toàn tỉnh Bình Thuận đã có trên 5.300 ha/6.600 hộ được cấp giấy chứng nhận. Đây là kết quả từ sự nỗ lực không ngừng của ngành nông nghiệp và đông đảo nông dân. Tuy nhiên, việc làm ý nghĩa này đang chứa đựng nhiều thách thức, đến từ phía người trồng thanh long…

Ngày 11.6, ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cảnh báo số vụ rau quả vi phạm chất lượng xuất khẩu sang các nước Liên minh châu Âu (EU) ngày càng gia tăng.

Trong thời gian gần đây, nhiều nông dân ở xã Đắk Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đã áp dụng mô hình trồng bí đỏ lấy hạt, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 6 lần so với trồng bắp.