Cần Thơ Kiến Nghị Chính Phủ Cho Mua Thóc Tạm Trữ Thay Gạo

Thực tế cho thấy, việc mua gạo tạm trữ có lợi không nhiều đối với nông dân. Các doanh nghiệp chỉ mua với giá cao hơn thời điểm chưa có chủ trương mua tạm trữ từ 100-300 đồng/kg.
Tại Hội nghị tổng kết công tác mua gạo tạm trữ do Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức ngày 27/5, các đại biểu đã thống nhất kiến nghị Chính phủ cho mua thóc Đông Xuân và Hè Thu hàng năm để tạm trữ thay vì mua gạo như hiện nay.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cần Thơ cho biết việc mua thóc tạm trữ có lợi hơn mua gạo bởi thóc có thời gian bảo quản lâu hơn gạo. Do vậy, trường hợp xuất khẩu gạo gặp khó khăn vẫn có thể trữ lại thóc mà không lo bị giảm chất lượng, mất giá.
Mặt khác, hiện các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ mua gạo tạm trữ đều không mua trực tiếp mà qua thương lái. Trong khi đó, nhiều trường hợp thương lái trộn lẫn các loại thóc với nhau để xay xát. Cách làm đó khiến gạo thành phẩm kém đồng nhất về chất lượng nên khách hàng nước ngoài không ưa chuộng. Trường hợp người dân bán được, giá cũng không cao.
Thực tế cho thấy, việc mua gạo tạm trữ có lợi không nhiều đối với nông dân. Các doanh nghiệp chỉ mua với giá cao hơn thời điểm chưa có chủ trương mua tạm trữ từ 100-300 đồng/kg. Như vậy, nông dân không có lợi nhiều, phần lớn lợi nhuận qua xuất khẩu gạo đều vào tay doanh nghiệp. Nguồn vốn hàng nghìn tỷ đồng Nhà nước cho các doanh nghiệp vay (lãi suất bằng 0%) để mua gạo tạm trữ trở thành vốn lưu động của các doanh nghiệp.
Trước tình trạng đó, các đại biểu kiến nghị Chính phủ, thông qua địa phương tham gia vào quá trình mua thóc tạm trữ theo giá có lợi cho nông dân và đưa vào nguồn dự trữ quốc gia. Khi cần thiết, cơ quan này có thể bán lại cho doanh nghiệp để chế biến xuất khẩu.
Các đại biểu cho rằng cách làm này giúp giá thóc ổn định, nông dân yên tâm sản xuất. Thị trường thóc gạo không còn phụ thuộc vào các doanh nghiệp xuất khẩu đồng thời giúp giảm bớt áp lực cho Chính phủ về việc hỗ trợ số vốn lớn (từ 7.000-8.000 tỷ đồng lãi suất bằng 0%) để thu mua tạm trữ gạo hàng năm.
Trong đợt mua gạo tạm trữ vừa qua, các doanh nghiệp tại Cần Thơ đã mua được trên 147.000 tấn, đạt 100,8% chỉ tiêu được giao.
Có thể bạn quan tâm

Đi vào khu vực ấp An Thái xã Mỹ An Hưng A, xã Mỹ An Hưng B và khu vực ấp An Qưới xã Hội An Đông, sẽ thấy có rất nhiều hộ gia đình đầu tư nuôi bò thịt từ 2 đến 5 con thậm chí có hộ nuôi đến 25 con.

Nguyên nhân gây tôm sú và tôm thẻ chân trắng chết sớm xảy ra hàng loạt ở các tỉnh thời gian qua do Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS), trong đó có nhiễm vi khuẩn Vibrio.

Công ty TNHH giống cây trồng Kim Hưng Phú đầu tư hơn 260 triệu đồng, trồng 25.000 gốc dưa giống Hoàng Kim và Tú Thanh, trên 2ha đất thuê của nông dân thôn Tuấn Tú, xã An Hải , huyện Ninh Phước.

Hình thành từ năm 1990, Tam Nông (Đồng Tháp) là địa phương có vùng nuôi cá lóc sớm nhất và nhiều nhất của tỉnh. Năm 2012, toàn huyện có 52 hộ nuôi cá lóc với diện tích 60ha, sản lượng gần 14.000 tấn, tập trung nhiều nhất ở xã Phú Thọ gần 30ha, trở thành làng nghề truyền thống của huyện.

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân xóm 13 phường Ỷ La Thị xã Tuyên Quang đã tích cực phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi gà thịt và vịt đẻ trứng...