Cần Thơ Kiến Nghị Chính Phủ Cho Mua Thóc Tạm Trữ Thay Gạo

Thực tế cho thấy, việc mua gạo tạm trữ có lợi không nhiều đối với nông dân. Các doanh nghiệp chỉ mua với giá cao hơn thời điểm chưa có chủ trương mua tạm trữ từ 100-300 đồng/kg.
Tại Hội nghị tổng kết công tác mua gạo tạm trữ do Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức ngày 27/5, các đại biểu đã thống nhất kiến nghị Chính phủ cho mua thóc Đông Xuân và Hè Thu hàng năm để tạm trữ thay vì mua gạo như hiện nay.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cần Thơ cho biết việc mua thóc tạm trữ có lợi hơn mua gạo bởi thóc có thời gian bảo quản lâu hơn gạo. Do vậy, trường hợp xuất khẩu gạo gặp khó khăn vẫn có thể trữ lại thóc mà không lo bị giảm chất lượng, mất giá.
Mặt khác, hiện các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ mua gạo tạm trữ đều không mua trực tiếp mà qua thương lái. Trong khi đó, nhiều trường hợp thương lái trộn lẫn các loại thóc với nhau để xay xát. Cách làm đó khiến gạo thành phẩm kém đồng nhất về chất lượng nên khách hàng nước ngoài không ưa chuộng. Trường hợp người dân bán được, giá cũng không cao.
Thực tế cho thấy, việc mua gạo tạm trữ có lợi không nhiều đối với nông dân. Các doanh nghiệp chỉ mua với giá cao hơn thời điểm chưa có chủ trương mua tạm trữ từ 100-300 đồng/kg. Như vậy, nông dân không có lợi nhiều, phần lớn lợi nhuận qua xuất khẩu gạo đều vào tay doanh nghiệp. Nguồn vốn hàng nghìn tỷ đồng Nhà nước cho các doanh nghiệp vay (lãi suất bằng 0%) để mua gạo tạm trữ trở thành vốn lưu động của các doanh nghiệp.
Trước tình trạng đó, các đại biểu kiến nghị Chính phủ, thông qua địa phương tham gia vào quá trình mua thóc tạm trữ theo giá có lợi cho nông dân và đưa vào nguồn dự trữ quốc gia. Khi cần thiết, cơ quan này có thể bán lại cho doanh nghiệp để chế biến xuất khẩu.
Các đại biểu cho rằng cách làm này giúp giá thóc ổn định, nông dân yên tâm sản xuất. Thị trường thóc gạo không còn phụ thuộc vào các doanh nghiệp xuất khẩu đồng thời giúp giảm bớt áp lực cho Chính phủ về việc hỗ trợ số vốn lớn (từ 7.000-8.000 tỷ đồng lãi suất bằng 0%) để thu mua tạm trữ gạo hàng năm.
Trong đợt mua gạo tạm trữ vừa qua, các doanh nghiệp tại Cần Thơ đã mua được trên 147.000 tấn, đạt 100,8% chỉ tiêu được giao.
Có thể bạn quan tâm

Một trong những điểm nhấn quan trọng trong những tháng đầu năm 2014 của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh là hoạt động của các DN có vốn đầu tư trong nước tăng nhanh, nhất là ở giá trị kim ngạch xuất khẩu (KNXK). Đây là dấu hiệu cho thấy tình hình hoạt động của các DN đã phục hồi.

Theo Sở NN và PTNT Trà Vinh, lực lượng thú y tỉnh vừa phát hiện đàn gà 177 con ở xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) bị nhiễm bệnh. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm từ Cơ quan Thú y vùng VII, các con gà bị chết dương tính với Subtype H5N1.

Sáng 4/12/2014, tại xã Mađaguôi (huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng), Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng cùng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã phối hợp với Quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn VinGroup (nhà tài trợ chính của gói hỗ trợ trao bò cho hộ nghèo), trao 68 con bò giống cái giúp 68 hộ nghèo ở các xã Mađaguôi, Đạ Tồn, Đạ Oai và thị trấn Mađaguôi.

Tốt nghiệp Trung cấp Hàng Hải, sau 3 năm làm thủy thủ, Trần Bá Tuấn (27 tuổi) quyết định quay về quê hương xây dựng trang trại chăn, mang lại lợi nhuận 400-500 triệu đồng/năm.

Năm nay, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) đã dành 145 triệu đồng để xây dựng mô hình trồng cỏ VA 06 phục vụ phát triển chăn nuôi trâu, bò tại 3 xã Xuất Hoá, Miền Đồi, Chí Đạo quy mô mỗi xã 3 ha với hơn 60 hộ tham gia, trong đó huyện trích ngân sách 75 triệu đồng, Chương trình 135 hỗ trợ 70 triệu đồng.