Cần Thơ Kiến Nghị Chính Phủ Cho Mua Thóc Tạm Trữ Thay Gạo

Thực tế cho thấy, việc mua gạo tạm trữ có lợi không nhiều đối với nông dân. Các doanh nghiệp chỉ mua với giá cao hơn thời điểm chưa có chủ trương mua tạm trữ từ 100-300 đồng/kg.
Tại Hội nghị tổng kết công tác mua gạo tạm trữ do Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức ngày 27/5, các đại biểu đã thống nhất kiến nghị Chính phủ cho mua thóc Đông Xuân và Hè Thu hàng năm để tạm trữ thay vì mua gạo như hiện nay.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cần Thơ cho biết việc mua thóc tạm trữ có lợi hơn mua gạo bởi thóc có thời gian bảo quản lâu hơn gạo. Do vậy, trường hợp xuất khẩu gạo gặp khó khăn vẫn có thể trữ lại thóc mà không lo bị giảm chất lượng, mất giá.
Mặt khác, hiện các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ mua gạo tạm trữ đều không mua trực tiếp mà qua thương lái. Trong khi đó, nhiều trường hợp thương lái trộn lẫn các loại thóc với nhau để xay xát. Cách làm đó khiến gạo thành phẩm kém đồng nhất về chất lượng nên khách hàng nước ngoài không ưa chuộng. Trường hợp người dân bán được, giá cũng không cao.
Thực tế cho thấy, việc mua gạo tạm trữ có lợi không nhiều đối với nông dân. Các doanh nghiệp chỉ mua với giá cao hơn thời điểm chưa có chủ trương mua tạm trữ từ 100-300 đồng/kg. Như vậy, nông dân không có lợi nhiều, phần lớn lợi nhuận qua xuất khẩu gạo đều vào tay doanh nghiệp. Nguồn vốn hàng nghìn tỷ đồng Nhà nước cho các doanh nghiệp vay (lãi suất bằng 0%) để mua gạo tạm trữ trở thành vốn lưu động của các doanh nghiệp.
Trước tình trạng đó, các đại biểu kiến nghị Chính phủ, thông qua địa phương tham gia vào quá trình mua thóc tạm trữ theo giá có lợi cho nông dân và đưa vào nguồn dự trữ quốc gia. Khi cần thiết, cơ quan này có thể bán lại cho doanh nghiệp để chế biến xuất khẩu.
Các đại biểu cho rằng cách làm này giúp giá thóc ổn định, nông dân yên tâm sản xuất. Thị trường thóc gạo không còn phụ thuộc vào các doanh nghiệp xuất khẩu đồng thời giúp giảm bớt áp lực cho Chính phủ về việc hỗ trợ số vốn lớn (từ 7.000-8.000 tỷ đồng lãi suất bằng 0%) để thu mua tạm trữ gạo hàng năm.
Trong đợt mua gạo tạm trữ vừa qua, các doanh nghiệp tại Cần Thơ đã mua được trên 147.000 tấn, đạt 100,8% chỉ tiêu được giao.
Có thể bạn quan tâm

Với ưu điểm nổi bật là ra được quả vào thời điểm trái vụ, năng suất cao, ổi lai lê Đài Loan trái vụ được trồng tại xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đang khẳng định là giống cây ăn quả mới, cho hiệu quả kinh tế cao và có khả năng phát triển tốt tại địa phương.

Việt Yên (Bắc Giang) là huyện có nhiều đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng các khu, cụm công nghiệp. Đất sản xuất bị thu hẹp, để đạt được tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới, 6 xã điểm đã tích cực khai thác tiềm năng, thế mạnh riêng.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng nông thôn mới là đổi mới tổ chức sản xuất nông nghiệp nhằm phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế ở mỗi địa phương, ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, tăng thu nhập cho nông dân.

Vụ Xuân 2013, Trạm Khuyến nông Việt Yên phối kết hợp với Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, Công ty Syngenta Việt Nam và UBND xã Tự Lạn xây dựng mô hình trồng dưa hấu mới với quy mô 2,7 ha tại thôn Tân Lập. Mô hình được trồng bằng giống dưa Mặt trời đỏ, Phù Đổng và giống K09 làm đối chứng.

Là doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ, từ nhiều năm qua, Công ty TNHH Vũ Thịnh (thị trấn Vôi, Lạng Giang, Bắc Giang) đã chú trọng phát triển các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.