Cần Thơ Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Nông Sản Sang Thị Trường Nga

“Nga là thị trường đầy tiềm năng trong việc xuất khẩu nông, thủy sản, Cần Thơ lại mạnh về lĩnh vực này. Chính vì thế, tỉnh sẽ đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nga, nhằm mở rộng đầu ra cho hàng nông, thủy sản, cũng là giải pháp nâng cao đời sống cho bà con nông dân” - ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ nhấn mạnh tại cuộc họp đánh giá tình hình xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố với các sở ngành Cần Thơ ngày 18/9.
Theo Sở Công Thương, tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Cần Thơ sang Nga hiện vẫn còn rất nhỏ, chiếm khoảng 1,6% tổng lượng hàng hóa xuất sang thị trường này.
Riêng mặt hàng gạo, 9 tháng đầu năm, tổng kim ngạch đạt trên 485.000 tấn, với giá trung bình 6.000 đồng/kg, giảm 12,6% sản lượng và 5,3% giá bán so với cùng kỳ năm ngoái. Thủy sản xuất khẩu trên 75.000 tấn với giá trung bình 22.000 đồng/kg, giảm 38% sản lượng và 12% giá bán so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Nga chiếm 0,4%.
Ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh cho biết, từ trước đến nay, Cần Thơ mới chỉ xuất khẩu vào Nga các nhóm mặt hàng như gạo, cá sống, cá đông lạnh, cá philê (chủ yếu là cá tra), cá khô/muối (chủ yếu là philê phơi khô) và nhuyễn thể (chủ yếu là bạch tuộc).
Chính vì thế, Nga được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng cho xuất khẩu nông, thủy sản Việt Nam nói chung và tỉnh Cần Thơ nói riêng.
Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nga, ông Trương Quang Hoài Nam đề nghị Sở Công Thương phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố tích cực tìm hiểu thị trường; kịp thời cung cấp thông tin về mức thuế nhập khẩu, thuế hải quan, VAT và tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa xuất khẩu sang Nga, tình hình thị trường Nga cho các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn thành phố nắm rõ; hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại…
Bên cạnh đó, cần định hướng cho các doanh nghiệp đa dạng thêm các loại mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu như các sản phẩm chế biến, tôm, mực…Song song đó là nâng cấp mẫu mã bao bì cũng như chú trọng quảng bá sản phẩm trên các trang web tiếng Nga.
Có thể bạn quan tâm

Tại huyện Kim Sơn (Ninh Bình), vụ tôm năm nay tôm thẻ chân trắng (TTCT) nuôi bị chết hàng loạt khiến nhiều hộ dân điêu đứng, để tiếp tục thả nuôi nhằm gỡ gạc vốn, người phải đi vay nặng lãi. Và lý do sống chết với con tôm của họ là bởi “ở cái đất này, không nuôi tôm, cua thì cũng chả biết làm gì để sống”.

Tập trung nâng dần diện tích liên kết sản xuất với nông dân, góp phần gia tăng chuỗi giá trị gạo, ổn định nguồn nguyên liệu, tham gia bình ổn giá, đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm xây dựng hệ thống khép kín... là những tiêu chí hàng đầu hiện nay của Công ty Lương thực Bạc Liêu. Ông Trần Quốc Thống- quyền Giám đốc- chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về vấn đề này.

Xuất Khẩu nông sản sang UAE tăng do tình hình kinh tế năm 2014 của UAE tiếp tục tăng trưởng ổn định từ 4,4- 4,7% khiến nhu cầu tiêu dùng tăng. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực đi khảo sát thị trường và tham dự các hội chợ, triển lãm chuyên ngành thực phẩm, trong đó có triển lãm SIAL ME và Gulf Food.

Cuối tháng 6 âm lịch, cá linh theo con nước tràn về vùng đầu nguồn An Phú. Chẳng biết quá trình sinh sản của loài cá này bắt nguồn từ đâu nhưng khi về đến xã biên giới Vĩnh Hội Đông thì chúng đã to bằng đầu đũa ăn. Từ xưa, người dân vùng lũ không dùng từ “nhỏ” để gọi những con cá linh còn bé xíu, thay vào đó họ dùng từ “non”. Đây là cách gọi đã thành thói quen và cá linh non trở thành món ngon được nhiều người tìm mua khi chúng vừa xuất hiện tại các chợ.

Nhưng cá cơm Mũi Né vẫn được nhiều người ưa thích. Nhiều năm nay, cá cơm khô Mũi Né không chỉ tiêu thụ nội địa mà còn xuất qua Trung Quốc, Đài Loan… Gần đây, một số thương nhân Hàn Quốc sang tận Phan Thiết đặt vấn đề mua cá cơm Mũi Né.