Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Thay Đổi Tập Quán Cho Trâu Bò Ăn

Cần Thay Đổi Tập Quán Cho Trâu Bò Ăn
Ngày đăng: 15/05/2012

Các kết quả nghiên cứu của ngành chăn nuôi cho thấy: khác với những loài ăn thịt, ăn tạp dạ dày trâu bò có 4 ngăn (dạ cỏ, tổ ong, lá sách, múi khế) để phù hợp với sự tiêu hóa thức ăn có nhiều chất thô xơ như cỏ, rơm, xác thực vật…

Trong dạ cỏ của trâu, bò có hệ thống vi sinh vật cộng sinh rất phát triển, sinh sản nhanh, chúng gồm nhóm động vật nguyên sinh (Protozoa), vi khuẩn (Bacteria), nấm. Vai trò của các vi sinh vật này là tham gia tích cực vào quá trình lên men, phân giải xenlulô, phóng thích các thành phần dinh dưỡng bên trong như tinh bột, đường, các protid, các acid amin...

Ngoài ra, sự có mặt của hệ thống vi sinh vật còn giúp trâu bò sử dụng được nguồn nitơ phi protein như carbamic, muối amon tạo thành protein của chính bản thân vi sinh vật, xác vi sinh vật lại là nguồn cung cấp chất đạm cho trâu bò ở phần sau đường tiêu hóa.

Tập quán cho trâu bò ăn của bà con nông dân ta từ trước tới nay thường là cho ăn từng loại thức ăn riêng lẻ như cho ăn cỏ riêng, cám riêng, hèm bia riêng… Điều này làm cho môi trường dạ cỏ thay đổi theo lượng thức ăn vào ảnh hưởng đến hoạt động hệ sinh vật.

Người ta ví dạ cỏ trâu bò như một thùng lên men khổng lồ có duy trì được sự ổn định các điều kiện lên men thì sản phẩm tạo ra mới ổn định về chất lượng. Nếu mỗi lần nạp nguyên liệu gây xáo trộn môi trường, dạ cỏ sẽ ảnh hưởng ngay đến kết quả tiêu hóa.

Do vậy cần có sự thay đổi trong tập quán chăn nuôi trâu bò, là cần trộn đều các loại thức ăn tinh và thô (đã được cân đối dinh dưỡng) trước khi cho trâu bò ăn. Với các cỏ tươi, cỏ khô, rơm nên được băm nhỏ, làm dập rồi trộn đều với các loại thức ăn tinh như cám, bột ngô, bột khoai, hèm bia, rỉ mật…và cho ăn theo khẩu phần, hỗn hợp thức ăn giống nhau ở các bữa ăn thì môi trường dạ cỏ sẽ luôn ổn định, hệ vi sinh vật sẽ hoạt động hiệu quả dẫn đến quá trình tiêu hóa của trâu bò sẽ thuận lợi.

Với sự hướng dẫn kỹ thuật của các cán bộ ngành chăn nuôi, ông Nguyễn Văn Phi (Củ Chi-TP. Hồ Chí Minh) đã áp dụng phương pháp trộn đều các loại thực liệu trước khi cho ăn với khẩu phần phù hợp giai đoạn cho sữa trong chăn nuôi bò sữa đã cải thiện đáng kể năng suất, chất lượng sữa và hiệu quả kinh tế bà con nên tham khảo, áp dụng. 

Có thể bạn quan tâm

Cây gừng ở Mỹ Thanh (Bắc Kạn) Cây gừng ở Mỹ Thanh (Bắc Kạn)

Đến xã Mỹ Thanh (Bạch Thông, Bắc Kạn) chúng tôi được nghe nói về việc trồng gừng ở các thôn Phiêng Kham, Thôm Ưng và thôn Châng, nhờ cây trồng này mà nhiều hộ đồng bào dân tộc Dao đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng. Với mô hình trồng gừng trên đất đồi đã mở ra một cách làm mới, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

20/04/2015
Hiệu quả từ tổ hợp tác trồng rau an toàn Hiệu quả từ tổ hợp tác trồng rau an toàn

Được thành lập từ năm 2010, đến nay, Tổ hợp tác trồng rau an toàn ở phường Uyên Hưng, TX.Tân Uyên, tỉnh Bình Phước có 22 thành viên tham gia, với diện tích trên 10 ha.

20/04/2015
Chờ tái canh cà phê sự thật đắng lòng ở Kon Tum Chờ tái canh cà phê sự thật đắng lòng ở Kon Tum

Cà phê già cỗi, năng suất thấp, đời sống người dân khó khăn nhưng mong ước tái canh cà phê chưa biết đến bao giờ mới thực hiện được.

20/04/2015
Năng suất cây thuốc lá vàng giảm do sâu bệnh Năng suất cây thuốc lá vàng giảm do sâu bệnh

Vụ Đông Xuân năm nay, huyện Châu Thành (Tây Ninh) xuống giống được 760 ha thuốc lá vàng, tập trung nhiều ở các xã Hảo Đước, Long Vĩnh và Ninh Điền.

20/04/2015
Mô hình trồng tiêu sạch của tiến sĩ lọc dầu Mô hình trồng tiêu sạch của tiến sĩ lọc dầu

Chuyện anh Nguyễn Ngọc Luân lấy bằng tiến sĩ lọc dầu ở Cộng hòa liên bang Đức và từ bỏ các công việc hấp dẫn về làm nông nghiệp một huyện thuần nông vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đồng Nai đã làm nhiều người hết sức ngạc nhiên. Nhưng đối với anh, việc giúp nông dân làm giàu ngay trên mảnh đất của họ là ước mơ đã được ấp ủ bấy lâu nay.

20/04/2015