Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Thay Đổi Tập Quán Cho Trâu Bò Ăn

Cần Thay Đổi Tập Quán Cho Trâu Bò Ăn
Ngày đăng: 15/05/2012

Các kết quả nghiên cứu của ngành chăn nuôi cho thấy: khác với những loài ăn thịt, ăn tạp dạ dày trâu bò có 4 ngăn (dạ cỏ, tổ ong, lá sách, múi khế) để phù hợp với sự tiêu hóa thức ăn có nhiều chất thô xơ như cỏ, rơm, xác thực vật…

Trong dạ cỏ của trâu, bò có hệ thống vi sinh vật cộng sinh rất phát triển, sinh sản nhanh, chúng gồm nhóm động vật nguyên sinh (Protozoa), vi khuẩn (Bacteria), nấm. Vai trò của các vi sinh vật này là tham gia tích cực vào quá trình lên men, phân giải xenlulô, phóng thích các thành phần dinh dưỡng bên trong như tinh bột, đường, các protid, các acid amin...

Ngoài ra, sự có mặt của hệ thống vi sinh vật còn giúp trâu bò sử dụng được nguồn nitơ phi protein như carbamic, muối amon tạo thành protein của chính bản thân vi sinh vật, xác vi sinh vật lại là nguồn cung cấp chất đạm cho trâu bò ở phần sau đường tiêu hóa.

Tập quán cho trâu bò ăn của bà con nông dân ta từ trước tới nay thường là cho ăn từng loại thức ăn riêng lẻ như cho ăn cỏ riêng, cám riêng, hèm bia riêng… Điều này làm cho môi trường dạ cỏ thay đổi theo lượng thức ăn vào ảnh hưởng đến hoạt động hệ sinh vật.

Người ta ví dạ cỏ trâu bò như một thùng lên men khổng lồ có duy trì được sự ổn định các điều kiện lên men thì sản phẩm tạo ra mới ổn định về chất lượng. Nếu mỗi lần nạp nguyên liệu gây xáo trộn môi trường, dạ cỏ sẽ ảnh hưởng ngay đến kết quả tiêu hóa.

Do vậy cần có sự thay đổi trong tập quán chăn nuôi trâu bò, là cần trộn đều các loại thức ăn tinh và thô (đã được cân đối dinh dưỡng) trước khi cho trâu bò ăn. Với các cỏ tươi, cỏ khô, rơm nên được băm nhỏ, làm dập rồi trộn đều với các loại thức ăn tinh như cám, bột ngô, bột khoai, hèm bia, rỉ mật…và cho ăn theo khẩu phần, hỗn hợp thức ăn giống nhau ở các bữa ăn thì môi trường dạ cỏ sẽ luôn ổn định, hệ vi sinh vật sẽ hoạt động hiệu quả dẫn đến quá trình tiêu hóa của trâu bò sẽ thuận lợi.

Với sự hướng dẫn kỹ thuật của các cán bộ ngành chăn nuôi, ông Nguyễn Văn Phi (Củ Chi-TP. Hồ Chí Minh) đã áp dụng phương pháp trộn đều các loại thực liệu trước khi cho ăn với khẩu phần phù hợp giai đoạn cho sữa trong chăn nuôi bò sữa đã cải thiện đáng kể năng suất, chất lượng sữa và hiệu quả kinh tế bà con nên tham khảo, áp dụng. 

Có thể bạn quan tâm

Sử Dụng Tinh Phân Ly Giới Tính: Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trong Chăn Nuôi Sử Dụng Tinh Phân Ly Giới Tính: Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trong Chăn Nuôi

Phối tinh phân ly giới tính cho bò sữa đã được nhiều nước như Mỹ, Hà Lan, Úc… và các nước châu Á như Indonesia, Nhật Bản, Thái Lan và Trung Quốc ứng dụng có hiệu quả. Hiện nay, ở các nước tiến tiến với các trang trại lớn đã sử dụng 100 % tinh phân ly giới tính nên chất lượng đàn bò rất cao.

31/12/2014
Quảng Ngãi Tăng Cường Bảo Vệ Đàn Trâu, Bò Trong Mùa Đông Quảng Ngãi Tăng Cường Bảo Vệ Đàn Trâu, Bò Trong Mùa Đông

Cuối năm, những cơn gió mùa đông bắc thổi về, trời trở lạnh, nhất là ban đêm và sáng sớm, nhiệt độ ở vùng miền núi của tỉnh Quảng Ngãi xuống dưới 180C. Trước tình hình đó, nông dân tại các huyện miền núi Ba Tơ, Sơn Tây đang tập trung phòng chống đói, rét cho trâu, bò.

31/12/2014
Tăng Thu Nhập Nhờ Nuôi Rắn Và Ếch Tăng Thu Nhập Nhờ Nuôi Rắn Và Ếch

Những năm gần đây, phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) xuất hiện nhiều mô hình mới như nuôi chim bồ câu, nuôi thỏ, nuôi trùn quế… Trong đó, mô hình nuôi rắn ráo trâu kết hợp nuôi ếch của anh Huỳnh Văn Hiệp (thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp) giúp anh tăng thêm nguồn thu nhập trong thời gian nông nhàn.

31/12/2014
Tạo Chỗ Đứng Vững Chắc Cho Trứng Gà Sạch 729 Ba Vì (Hà Nội) Tạo Chỗ Đứng Vững Chắc Cho Trứng Gà Sạch 729 Ba Vì (Hà Nội)

"Chăn nuôi an toàn sinh học mà tham lam là thất bại" - anh Phú chia sẻ. Với nỗ lực không ngừng, những mẻ trứng an toàn sinh học đầu tiên đã "ra lò" trong niềm vui mừng, phấn khởi của anh cùng toàn thể nhân viên trong trang trại. Với anh Phú, đây như một sản vật mới của vùng đất đồi gò này và là hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi gia cầm tại địa phương.

31/12/2014
Chi Cục Thú Y Thực Hiện Biện Pháp Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm Chi Cục Thú Y Thực Hiện Biện Pháp Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm

Trạm Thú y huyện sẽ tiến hành phun thuốc, tiêu độc, khử trùng cho các hộ chăn nuôi xung quanh vùng dịch; tuyên truyền các hộ chăn nuôi nâng cao ý thức phòng bệnh, khi phát hiện gia cầm có dấu hiệu bệnh, chết bất thường, nhanh chóng báo cho ngành Thú y để có biện pháp xử lý kịp thời.

31/12/2014