Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần thay đổi mô hình nuôi tôm biển

Cần thay đổi mô hình nuôi tôm biển
Ngày đăng: 05/09/2015

Tại hội nghị về bàn giải pháp nuôi trồng thủy sản do UBND tỉnh Bến Tre tổ chức vào đầu tháng 8-2015, các doanh nghiệp và nhà khoa học cho rằng, chính quyền và nông dân phải đổi mới tư duy và kỹ thuật trong triển khai mô hình nuôi tôm mới có thể đối phó với điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt như hiện nay.

Khó kiểm soát được lịch thời vụ

Hàng năm, đến khoảng 15-8 sẽ kết thúc việc thả giống tôm biển đúng với lịch thời vụ. Năm nay, 3 huyện biển đều đồng loạt xin chủ trương kéo dài thời gian thả giống đến hết tháng 10. Hiện có nhiều nông dân nuôi tôm đã mất niềm tin với tôm biển thâm canh. Trong đó, nhiều người rất dè dặt trong cải tạo ao và chần chờ trong thả nuôi, một số hộ chuyển sang nuôi tôm xen với cá rô phi.

Ông Lê Văn La - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Đại cho biết: “Kế hoạch của huyện là 18 ngàn héc-ta nhưng bà con chỉ mới thả giống khoảng 15 ngàn héc-ta. Bà con hiện rất dè dặt trong việc thả nuôi vụ này, phần nhiều do thời tiết diễn biến bất thường như độ mặn cao, nắng nóng đã dẫn đến tình trạng môi trường nước không ổn định.

Mặt khác, chất lượng tôm giống, thức ăn, thuốc vẫn chưa được kiểm soát tốt. Người nuôi đang đứng trước bộn bề khó khăn. Chúng tôi cũng lúng túng trong việc tuyên truyền về lịch thời vụ cho bà con và quản lý chặt vùng nuôi”.

Thạnh Phú và Ba Tri cũng trong tình cảnh không lạc quan gì hơn Bình Đại. Ông Lâm Văn Tân - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạnh Phú cho biết: Vụ vừa qua, diện tích nuôi tôm trên toàn huyện bị thiệt hại đến 60%, nguyên nhân chủ yếu là bệnh đốm trắng và gan tụy nhưng trong số đó chỉ 1 - 2% được nhận chlorine từ nguồn hỗ trợ của Chính phủ để diệt mầm bệnh, cải tạo ao. Cùng với những bất lợi về thời tiết, mầm bệnh còn lại trong ao nuôi, do nhiều nông dân không đủ khả năng cải tạo ao, đã khiến bà con chần chờ thả tôm giống.

Thay đổi mô hình để hạn chế rủi ro

Đại diện Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi CP Việt Nam cho biết: Những diễn biến bất lợi của thời tiết gây ra bệnh gan tụy cấp tính trong ao nuôi. Hiện nay, tại Bến Tre, công ty đã thu hẹp diện tích thả nuôi từ hơn 1.000ha xuống chỉ khoảng 100ha, chủ yếu tập trung đầu tư canh tác mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, với số tiền đầu tư khoảng 10 tỷ đồng/ha.

“Mô hình siêu thâm canh được thực hiện bằng cách lắp đặt hệ thống ống có thể hút sạch chất thải đáy ao bất cứ lúc nào. Đồng thời, có máy tính toán lượng thức ăn phù hợp với tôm trong ao để đảm bảo không bị thừa thức ăn dưới đáy ao. Lắp đặt hệ thống lưới có tác dụng hạn chế biến đổi khí hậu bao phủ ao, tôm giống trước khi thả được ươm trong nhà khoảng 20 ngày, mật độ chỉ từ 100 - 150 con/m2

. Với mô hình này, các ao tôm của công ty cơ bản không bị điều kiện thời tiết, dịch bệnh tác động. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn lỗ do giá tôm quá thấp, trong khi mô hình này cũng khó áp dụng đối với hộ nông dân vì kinh phí quá lớn” - đại diện Công ty CP cho hay.

Ông Nguyễn Trọng Huy - Giám đốc Công ty TNHH đầu tư thủy sản Huy Thuận cho rằng, đây là thời điểm khó khăn nhất của nghề nuôi tôm biển thâm canh. Giá tôm dự kiến từ nay đến cuối năm và khoảng 2 năm nữa cũng khó tăng mạnh trở lại, do tôm Việt Nam bị cạnh tranh ngày càng gay gắt từ tôm Thái Lan, Ấn Độ. Một bất lợi khác là USD tăng giá (so với tiền Việt Nam) khiến doanh nghiệp nước ta khó cạnh tranh với doanh nghiệp của các nước này tại những thị trường lớn của thế giới.

“Doanh nghiệp và nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Đây là nghề truyền thống nên bằng mọi cách cũng phải duy trì. Tôi hy vọng Nhà nước sớm triển khai Nghị định số 55 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Từ đó, chúng tôi có thể tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để đầu tư tái sản xuất và thực hiện mô hình nuôi 1 vụ trong các ao có nguồn gốc từ ruộng muối hay nuôi xen hoặc chuyên canh tôm càng xanh toàn đực ở các ao có độ mặn dưới 15%o. Đây là những mô hình ít rủi ro, mức đầu tư vừa phải và góp phần cải thiện môi trường” - ông Huy nói.


Có thể bạn quan tâm

Sản Lượng Thủy Sản Nuôi Trồng Giảm 4,7% Sản Lượng Thủy Sản Nuôi Trồng Giảm 4,7%

Do đó, diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng đều giảm so với năm 2013. Cụ thể: Diện tích nuôi trồng đạt 680ha, giảm 1,4%; sản lượng thu hoạch đạt 3.358 tấn, giảm 4,7%. Diện tích nuôi trồng và sản lượng giảm chủ yếu ở đối tượng tôm thẻ chân trắng, tôm sú. Riêng tôm hùm, nhờ giá cao, ít dịch bệnh nên người dân đã mạnh dạn đầu tư nuôi lên đến 11.280 lồng.

22/01/2015
Về Quê Nuôi Ếch Về Quê Nuôi Ếch

Từng có công việc khá ổn định ở thành phố song anh Trần Nhật Mỹ (sinh năm 1988), trú tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) lại quyết định trở về quê, bám đất làm giàu. Trải qua không ít khó khăn, giờ đây anh Mỹ đã xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp, là một trong những người tiên phong nuôi ếch ở quê nhà.

22/01/2015
Quảng Ninh Phát Triển Thuỷ Sản Theo Hướng Bền Vững Quảng Ninh Phát Triển Thuỷ Sản Theo Hướng Bền Vững

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, năm 2014, tổng sản lượng thuỷ sản toàn tỉnh Quảng Ninh đạt hơn 94.100 tấn, vượt 7% so với kế hoạch, tăng 3,6% so với cùng kỳ. Riêng sản lượng nuôi trồng đạt 39.266 tấn tăng 15,5% so với kế hoạch, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Đặc biệt, Quảng Ninh là tỉnh có sản lượng đứng thứ 3/10 tỉnh, thành có chung ngư trường Vịnh Bắc Bộ.

22/01/2015
Đẩy Mạnh Phòng Chống Dịch Bệnh Cá Tra Đẩy Mạnh Phòng Chống Dịch Bệnh Cá Tra

Từ năm 2014 đến nay, dịch bệnh trên cá tra đã xuất hiện tại 67 xã thuộc 19 huyện của 4 tỉnh là An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Hậu Giang, với tổng diện tích bị bệnh trên 730 ha (chiếm 12% tổng diện tích nuôi cá tra cả nước).

22/01/2015
Huyện Phú Tân (Cà Mau) Nuôi Sò Ven Sông Cho Thu Nhập Khá Huyện Phú Tân (Cà Mau) Nuôi Sò Ven Sông Cho Thu Nhập Khá

Thời gian nuôi sò huyết từ 8 tháng đến một năm. Phần lớn bà con sử dụng lưới mành để bao xung quanh trên các bãi đất bồi ven sông và thả sò nuôi. Có hộ thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm. Tuy nhiên, loại hình nuôi này cần được sắp xếp ổn định nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện thủy.

22/01/2015