Cẩn Thận Khi Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Mỗi năm, nông dân Bạc Liêu phun xịt trên đồng ruộng hơn 1.024 tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc vẫn chưa được bà con quan tâm, dẫn đến những trường hợp ngộ độc.
Chủ quan khi sử dụng thuốc BVTVHằng năm, những trường hợp ngộ độc thuốc BVTV xảy ra không phải là ít. Tuy nhiên, nông dân vẫn bỏ ngoài tai những khuyến cáo của ngành Nông nghiệp về việc an toàn trong sử dụng thuốc BVTV. Khi pha chế và phun xịt thuốc BVTV, hầu hết nông dân không trang bị những dụng cụ bảo hộ lao động cơ bản như: găng tay, khẩu trang chống độc, mũ bảo hiểm… Anh Phạm Văn Vệ (nông dân xã Hưng Phú, huyện Phước Long) cho biết: “Hầu hết nông dân ở đây không trang bị gì nhiều. Chỉ cần cái khẩu trang vải mua ngoài chợ để đeo khi xịt thuốc là được rồi”. Qua đó, có thể thấy, nông dân còn rất chủ quan khi sử dụng thuốc BVTV.
Nghề phun thuốc BVTV mướn đã ra đời ở nhiều địa phương. Phần lớn những người làm nghề này là lao động nghèo nên gần như họ không trang bị phương tiện bảo hộ. Đơn cử như trường hợp anh Nguyễn Văn Kiếm (xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình) - làm nghề xịt thuốc mướn, nói: “Trung bình 1 công ruộng tôi xịt 1 bình thuốc BVTV gồm 35 lít. Nếu có đợt sâu bệnh thì mỗi ngày có thể xịt từ 15 - 30 bình thuốc BVTV. Có khi về nhà tôi cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, nhưng hôm sau thì hết”.
Nguy cơ ngộ độc cao
Ở những vùng ngọt ổn định, cây lúa được chuyên canh 3 vụ/năm, là nơi nông dân sử dụng nhiều thuốc BVTV nhất. Trung bình, cứ 10 ngày là bà con phải phun xịt thuốc một lần. Vì thế, chuyện nông dân ngộ độc thuốc BVTV là chuyện như cơm bữa. Tuy nhiên, không phải lúc nào nông dân cũng phát hiện mình bị ngộ độc.
Theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, phần lớn thuốc BVTV đều có thể gây ngộ độc. Thông thường, có 2 dạng ngộ độc là cấp tính và mãn tính. Trong đó, ngộ độc mãn tính dễ mắc phải và nông dân khó nhận biết. Nguyên nhân là trong quá trình pha chế, phun xịt thuốc BVTV, bà con bị thuốc bám vào da, hít phải hơi thuốc, hoặc bị thuốc văng vào mắt.
Khi đó người ngộ độc chỉ có vài triệu chứng nhẹ như: đau đầu, mệt mỏi, đổ mồ hôi, da bị tấy, chảy nước mắt… Các triệu chứng ngộ độc cũng tự hết sau vài ngày, do vậy, bà con rất khó nhận biết bị ngộ độc. Song, việc ngộ độc mãn tính thuốc BVTV nhiều lần trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, do sâu bệnh trên cây trồng ngày càng phức tạp nên thuốc BVTV cũng được pha chế đa dạng. Nhiều nông dân thường trộn chung các loại thuốc BVTV để phun xịt. Từ đó, nguy cơ ngộ độc thuốc BVTV ngày càng cao, người ngộ độc có thể ngộ độc nhiều loại thuốc cùng lúc.
Thuốc BVTV là yếu tố không thể thiếu trong canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, nông dân cần có ý thức bảo vệ mình để tránh khỏi nguy hiểm do ngộ độc thuốc trong quá trình phun xịt.
Theo ông Lê Bình Châu, Trưởng phòng BVTV thuộc Trung tâm BVTV tỉnh: Năm nào cũng có trường hợp ngộ độc thuốc BVTV. Người sử dụng thuốc bị ngộ độc qua 3 đường gồm: qua da, qua đường miệng và qua đường hô hấp. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc BVTV, nông dân cần tuân thủ nguyên tắc “4 đúng”: đúng thuốc, đúng đối tượng, đúng lúc và đúng cách.
Đồng thời, để an toàn trong quá trình phun xịt, bà con cần trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ, kiểm tra bình phun trước khi phun, cẩn thận khi pha nhiều loại thuốc, không dùng miệng thổi các vòi bình khi bị nghẹt, không nên phun thuốc ngược chiều gió…
Có thể bạn quan tâm

Lỡ vụ cá tết - vụ cá luôn được đặt nhiều kỳ vọng trúng mùa, trúng giá do ảnh hưởng của thời tiết thất thường hoặc ô nhiễm nguồn nước - đang là nỗi lo của không ít các hộ nông dân nuôi cá. Ông Võ Anh Đang, Chủ nhiệm Hợp tác xã thủy sản Đa Tôn (huyện Tân Phú) chia sẻ, hồ Đa Tôn được hợp tác xã thuê đầu tư nuôi cá theo hướng để các loài cá sinh trưởng như bên ngoài tự nhiên nên vụ thu hoạch chính là vào thời điểm cuối năm, khi nước hồ cạn bớt nước.

Nhìn lại năm 2014, thời tiết tương đối thuận lợi cho những chuyến biển. Một năm làm ăn hiệu quả của tàu thuyền có công suất lớn đánh bắt xa bờ. Phan Thiết tuy không phải đô thị 100% tập trung về ngư nghiệp nhưng nghề biển đã gắn bó từ rất lâu đời với những địa phương như Đức Thắng, Đức Nghĩa, Bình Hưng, Hưng Long, Đức Long, Hàm Tiến, Mũi Né…

UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành quy định mức hỗ trợ trực tiếp giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản cho các đối tượng: hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Trong những năm gần đây, khi nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh Nam Định phát triển mạnh, chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn, bên cạnh mặt tích cực đã phát sinh những bất cập cần quan tâm xử lý để bảo đảm phát triển vững chắc.

Mức vốn cho vay tối đa là 4,3 tỷ đồng; thời gian cho vay tối đa là 10 năm. Lãi suất cho vay bằng mức lãi suất cho vay tối thiểu tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố do UBND thành phố quy định tại thời điểm giải ngân; trong đó, người vay vốn trả lãi suất 3%/năm.