Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cẩn Thận Khi Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Cẩn Thận Khi Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
Ngày đăng: 29/01/2015

Mỗi năm, nông dân Bạc Liêu phun xịt trên đồng ruộng hơn 1.024 tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc vẫn chưa được bà con quan tâm, dẫn đến những trường hợp ngộ độc.

Chủ quan khi sử dụng thuốc BVTV

Hằng năm, những trường hợp ngộ độc thuốc BVTV xảy ra không phải là ít. Tuy nhiên, nông dân vẫn bỏ ngoài tai những khuyến cáo của ngành Nông nghiệp về việc an toàn trong sử dụng thuốc BVTV. Khi pha chế và phun xịt thuốc BVTV, hầu hết nông dân không trang bị những dụng cụ bảo hộ lao động cơ bản như: găng tay, khẩu trang chống độc, mũ bảo hiểm… Anh Phạm Văn Vệ (nông dân xã Hưng Phú, huyện Phước Long) cho biết: “Hầu hết nông dân ở đây không trang bị gì nhiều. Chỉ cần cái khẩu trang vải mua ngoài chợ để đeo khi xịt thuốc là được rồi”. Qua đó, có thể thấy, nông dân còn rất chủ quan khi sử dụng thuốc BVTV.
Nghề phun thuốc BVTV mướn đã ra đời ở nhiều địa phương. Phần lớn những người làm nghề này là lao động nghèo nên gần như họ không trang bị phương tiện bảo hộ. Đơn cử như trường hợp anh Nguyễn Văn Kiếm (xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình) - làm nghề xịt thuốc mướn, nói: “Trung bình 1 công ruộng tôi xịt 1 bình thuốc BVTV gồm 35 lít. Nếu có đợt sâu bệnh thì mỗi ngày có thể xịt từ 15 - 30 bình thuốc BVTV. Có khi về nhà tôi cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, nhưng hôm sau thì hết”.
Nguy cơ ngộ độc cao
Ở những vùng ngọt ổn định, cây lúa được chuyên canh 3 vụ/năm, là nơi nông dân sử dụng nhiều thuốc BVTV nhất. Trung bình, cứ 10 ngày là bà con phải phun xịt thuốc một lần. Vì thế, chuyện nông dân ngộ độc thuốc BVTV là chuyện như cơm bữa. Tuy nhiên, không phải lúc nào nông dân cũng phát hiện mình bị ngộ độc.
Theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, phần lớn thuốc BVTV đều có thể gây ngộ độc. Thông thường, có 2 dạng ngộ độc là cấp tính và mãn tính. Trong đó, ngộ độc mãn tính dễ mắc phải và nông dân khó nhận biết. Nguyên nhân là trong quá trình pha chế, phun xịt thuốc BVTV, bà con bị thuốc bám vào da, hít phải hơi thuốc, hoặc bị thuốc văng vào mắt.
Khi đó người ngộ độc chỉ có vài triệu chứng nhẹ như: đau đầu, mệt mỏi, đổ mồ hôi, da bị tấy, chảy nước mắt… Các triệu chứng ngộ độc cũng tự hết sau vài ngày, do vậy, bà con rất khó nhận biết bị ngộ độc. Song, việc ngộ độc mãn tính thuốc BVTV nhiều lần trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, do sâu bệnh trên cây trồng ngày càng phức tạp nên thuốc BVTV cũng được pha chế đa dạng. Nhiều nông dân thường trộn chung các loại thuốc BVTV để phun xịt. Từ đó, nguy cơ ngộ độc thuốc BVTV ngày càng cao, người ngộ độc có thể ngộ độc nhiều loại thuốc cùng lúc.
Thuốc BVTV là yếu tố không thể thiếu trong canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, nông dân cần có ý thức bảo vệ mình để tránh khỏi nguy hiểm do ngộ độc thuốc trong quá trình phun xịt.
Theo ông Lê Bình Châu, Trưởng phòng BVTV thuộc Trung tâm BVTV tỉnh: Năm nào cũng có trường hợp ngộ độc thuốc BVTV. Người sử dụng thuốc bị ngộ độc qua 3 đường gồm: qua da, qua đường miệng và qua đường hô hấp. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc BVTV, nông dân cần tuân thủ nguyên tắc “4 đúng”: đúng thuốc, đúng đối tượng, đúng lúc và đúng cách.
Đồng thời, để an toàn trong quá trình phun xịt, bà con cần trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ, kiểm tra bình phun trước khi phun, cẩn thận khi pha nhiều loại thuốc, không dùng miệng thổi các vòi bình khi bị nghẹt, không nên phun thuốc ngược chiều gió…


Có thể bạn quan tâm

Quảng Tâm (Đắk Nông) Được Mùa Khoai Lang Cao Sản Quảng Tâm (Đắk Nông) Được Mùa Khoai Lang Cao Sản

Gia đình chị Hà Thị Hoa ở thôn 5 vừa thu hoạch xong 6 sào khoai lang cao sản. Chị Hoa cho biết: “Trước đây, phần đất này, tôi thường trồng sắn nhưng hiệu quả thấp nên năm nay chuyển sang trồng khoai lang. Tôi chọn trồng khoai lang cao sản vì kỹ thuật trồng đơn giản.

09/11/2014
Nuôi Tôm Nước Lợ Những Tín Hiệu Đáng Mừng Nuôi Tôm Nước Lợ Những Tín Hiệu Đáng Mừng

Năm 2014, toàn tỉnh có tổng diện tích mặt nước nuôi tôm nước lợ là 852,5ha. Do nhiều hộ đã thả nuôi 2 vụ nên diện tích thả giống trong năm là 1.300 ha (chưa kể 210,95 ha đã thả giống năm 2013 chuyển sang thu hoạch năm 2014), chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng (tôm sú chỉ 2,5 ha). Diện tích thu hoạch trong năm là 1.280 ha, với sản lượng khoảng 11.500 tấn (năng suất bình quân 9 tấn/ha), đạt 123,7% kế hoạch năm.

10/11/2014
Hốt Bạc Nhờ Trái Cây Rải Vụ Hốt Bạc Nhờ Trái Cây Rải Vụ

Nhà vườn trồng xoài cát Hòa Lộc ở Cái Bè (Tiền Giang) cũng đang cười tươi khi trái chín được các thương lái tìm mua tận vườn với giá hơn 40.000đ/kg. Ông Nguyễn Tấn Hoanh, ấp 1, xã Tân Thanh cho biết: Nông dân trồng xoài cát Hòa Lộc đã nắm vững kỹ thuật, điều khiển cho cây ra trái rải vụ đều thắng lợi. Với giá bán từ 45.000 - 50.000đ/kg, trừ chi phí nhà vướn còn lãi 500 triệu đồng/ha. Đặc biệt, thời tiết năm nay thuận lợi đối với việc xử lý cho xoài ra hoa rải vụ nên chi phí giảm 1/2 so với năm trước.

14/11/2014
Giá Đường Dần Hồi Phục, Lượng Đường Tồn Kho Giảm Dần Giá Đường Dần Hồi Phục, Lượng Đường Tồn Kho Giảm Dần

Ông Thái Văn Chuyện, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đường Biên Hòa (BHS), cho biết thời gian qua, nhiều nhà máy sản xuất đường trong nước gặp khó khăn vì cung vượt cầu vì vậy, lượng đường tồn kho của cả nước vẫn còn trên nửa triệu tấn.

10/11/2014
"Cá Mập" Trên Thị Trường Thức Ăn Chăn Nuôi

90% số hộ chăn nuôi ở Đồng Nai hiện đang nuôi gia công cho các DN nước ngoài, trong đó lớn nhất là C.P”, L., chủ một trại chăn nuôi ở Đồng Nai bộc bạch. Anh L. trước đây cũng từng làm chủ DN nhưng thị trường chăn nuôi quá bấp bênh, đầu ra không ổn định nên cuối cùng phải chấp nhận nuôi gia công cho C.P, lợi nhuận thấp hơn nhưng “thu nhập ổn định”.

14/11/2014