Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Tạm Dừng Thả Giống Tôm Khi Rét Đậm Tăng Cường

Cần Tạm Dừng Thả Giống Tôm Khi Rét Đậm Tăng Cường
Ngày đăng: 12/02/2014

Thả tôm giống thời tiết se lạnh kéo dài, nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch quá cao, độ mặn, độ pH, môi trường nước hiện không ổn định gây bất lợi cho tôm nuôi.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), đầu năm 2014, thời tiết ấm lên nên ở nhiều địa phương, người nuôi đã thả giống tôm mặc dù chưa tới thời vụ nuôi của địa phương.

Tuy nhiên, ngay trong tháng 1, đã có một số đợt không khí lạnh tràn xuống các tỉnh phía Nam làm nhiệt độ giảm (dưới 20 độ C). Theo dự báo, trong tháng 2 này sẽ còn có không khí lạnh tăng cường.

Hiện nay đã có khoảng 1.000 ha tôm nuôi bị bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp tính. Có thể thấy, thời tiết đang diễn biến bất lợi cho nghề nuôi tôm. Nhiệt độ xuống thấp là điều kiện phát sinh bệnh đốm trắng.

Ngay tại tỉnh Trà Vinh, vụ nuôi tôm biển năm 2014, tỉnh có kế hoạch thả nuôi khoảng 1,6 tỷ con tôm sú giống trên diện tích gần 18.200ha và 2,1 tỷ con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 4.240ha; phấn đấu đạt trên 27.500 tấn tôm thương phẩm.

Chỉ riêng vùng ngập mặn, ven biển thuộc hai huyện Cầu Ngang và Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh hiện có hơn 1.000 hộ dân thả nuôi khoảng 300 triệu con tôm thẻ chân trắng giống, trên diện tích gần 500ha theo hình thức thâm canh. Tuy mới bước vào đầu vụ thả giống nhưng hiện có gần 250 hộ bị thiệt hại do tôm chết với hơn 73 triệu con giống, chiếm gần 25% lượng giống thả nuôi.

Để đảm bảo kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2014 và hạn chế rủi ro thiệt hại do dịch bệnh, đặc biệt là bệnh đốm trắng, các địa phương cần chỉ đạo thực hiện nghiêm túc khung lịch thời vụ thả giống và triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2014 theo nội dung Công văn số 74/TCTS-NTTS ngày 13/1/2014 của Tổng cục Thuỷ sản vừa hướng dẫn.

Cụ thể, khi thời tiết có rét đậm, rét hại tăng cường, cần tuyên truyền và hướng dẫn người nuôi tạm dừng thả giống. Quản lý, kiểm tra giám sát việc tuân thủ nghiêm lịch thời vụ thả giống tại địa phương đã được phê duyệt cho từng vùng. Quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào để đảm bảo chất lượng, nhất là các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học và con giống.

Khuyến cáo người nuôi thực hiện quy trình kỹ thuật đã được tổng kết từ mô hình nuôi thành công, quản lý tốt môi trường để phòng ngừa các loại dịch bệnh và hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.


Có thể bạn quan tâm

Nhân Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Gà Hướng Thịt Quy Mô Gia Trại Nhân Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Gà Hướng Thịt Quy Mô Gia Trại

Nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên đã xây dựng Dự án “Nhân rộng mô hình chăn nuôi gà hướng thịt quy mô gia trại tại huyện Phổ Yên”. Dự án trên được thực hiện trong 12 tháng (từ tháng 01-2014 đến tháng 12-2014), với tổng kính phí hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh trên 191 triệu đồng.

21/10/2014
Sản Xuất Vụ Đông Bảo Đảm Đúng Khung Thời Vụ Sản Xuất Vụ Đông Bảo Đảm Đúng Khung Thời Vụ

Các giống cây được đưa vào gieo trồng chủ yếu là ngô LVN4, LVN99, NK4300, NK66, NK6654, CP999, CP989, B21, B06, B9698, NH45, MB69; khoai lang Hoàng long, KL2, KL5, 143, VX- 37, các giống khoai Nhật Bản chất lượng cao; đậu tương ĐT26, ĐT84, DT2001, ĐT12, ĐVN 6, DT 2008…

21/10/2014
Ngư Dân Phú Quốc Trúng Mùa Cá Cơm Ngư Dân Phú Quốc Trúng Mùa Cá Cơm

Ông Nguyễn Văn Nam - ngụ tại khu phố 1, thị trấn An Thới - cho biết: “Năm nay cá cơm có sớm, mới chuyển bấc được hơn 10 ngày đã có cá cơm. Mỗi chuyến ra khơi khoảng 1 tuần, mỗi tàu đánh được khoảng 10 tấn. Với giá giao động từ 10.000-12.000 đồng/kg, mỗi chuyến ngư dân thu được hơn 100 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng 80 triệu đồng”.

21/10/2014
Giá Hạt Điều Tới Đây Sẽ Tăng Cao? Giá Hạt Điều Tới Đây Sẽ Tăng Cao?

Các chuyên gia ngành điều dự báo, tình hình vụ điều toàn cầu niên vụ 2014 – 2015 không thuận lợi, trong khi nhu cầu thu mua tiêu dùng tại các thị trường lớn như Ấn Độ, Mỹ, Châu Âu, Trung Đông... tiếp tục tăng trưởng sẽ giúp giá điều tăng cao trong vụ tới.

21/10/2014
Sinh Viên Quốc Tế Học Làm Nông Sinh Viên Quốc Tế Học Làm Nông

52 SV đã mặc quần áo của nhà nông và hăng hái tập làm nghề nông. Họ trải nghiệm với việc cầm cuốc xới đất, kéo cày, tự tay trồng rau, cấy lúa, bắt cá, chế biến các món ăn… Sinh viên Anne Bjorseth chia sẻ: “Cảm giác thật là tuyệt. Công việc làm nông mệt nhưng rất vui. Người nông dân ở đây rất thân thiện và hiếu khách. Tôi rất ấn tượng về đất nước Việt Nam”.

21/10/2014