Cần Tạm Dừng Thả Giống Tôm Khi Rét Đậm Tăng Cường

Thả tôm giống thời tiết se lạnh kéo dài, nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch quá cao, độ mặn, độ pH, môi trường nước hiện không ổn định gây bất lợi cho tôm nuôi.
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), đầu năm 2014, thời tiết ấm lên nên ở nhiều địa phương, người nuôi đã thả giống tôm mặc dù chưa tới thời vụ nuôi của địa phương.
Tuy nhiên, ngay trong tháng 1, đã có một số đợt không khí lạnh tràn xuống các tỉnh phía Nam làm nhiệt độ giảm (dưới 20 độ C). Theo dự báo, trong tháng 2 này sẽ còn có không khí lạnh tăng cường.
Hiện nay đã có khoảng 1.000 ha tôm nuôi bị bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp tính. Có thể thấy, thời tiết đang diễn biến bất lợi cho nghề nuôi tôm. Nhiệt độ xuống thấp là điều kiện phát sinh bệnh đốm trắng.
Ngay tại tỉnh Trà Vinh, vụ nuôi tôm biển năm 2014, tỉnh có kế hoạch thả nuôi khoảng 1,6 tỷ con tôm sú giống trên diện tích gần 18.200ha và 2,1 tỷ con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 4.240ha; phấn đấu đạt trên 27.500 tấn tôm thương phẩm.
Chỉ riêng vùng ngập mặn, ven biển thuộc hai huyện Cầu Ngang và Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh hiện có hơn 1.000 hộ dân thả nuôi khoảng 300 triệu con tôm thẻ chân trắng giống, trên diện tích gần 500ha theo hình thức thâm canh. Tuy mới bước vào đầu vụ thả giống nhưng hiện có gần 250 hộ bị thiệt hại do tôm chết với hơn 73 triệu con giống, chiếm gần 25% lượng giống thả nuôi.
Để đảm bảo kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2014 và hạn chế rủi ro thiệt hại do dịch bệnh, đặc biệt là bệnh đốm trắng, các địa phương cần chỉ đạo thực hiện nghiêm túc khung lịch thời vụ thả giống và triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2014 theo nội dung Công văn số 74/TCTS-NTTS ngày 13/1/2014 của Tổng cục Thuỷ sản vừa hướng dẫn.
Cụ thể, khi thời tiết có rét đậm, rét hại tăng cường, cần tuyên truyền và hướng dẫn người nuôi tạm dừng thả giống. Quản lý, kiểm tra giám sát việc tuân thủ nghiêm lịch thời vụ thả giống tại địa phương đã được phê duyệt cho từng vùng. Quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào để đảm bảo chất lượng, nhất là các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học và con giống.
Khuyến cáo người nuôi thực hiện quy trình kỹ thuật đã được tổng kết từ mô hình nuôi thành công, quản lý tốt môi trường để phòng ngừa các loại dịch bệnh và hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Minh Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Kon Plông cho biết: Các loại hoa như hoa lan, đồng tiền, hoa hồng, hoa tuy-lip, hoa li-ly... được trồng tại Măng Đen bước đầu đã được thị trường chấp nhận tiêu thụ với thương hiệu "Hoa Măng Đen" trên bao bì.

14 năm giữ vị trí số 1 thế giới về sản xuất và xuất khẩu, hạt tiêu đang dần khẳng định vị thế một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2014, lần đầu tiên giá trị xuất khẩu mặt hàng này bước vào câu lạc bộ “tỷ đô”, đóng góp chung cho thành tích xuất khẩu cả nước.

Hiện Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật đầu tư, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho các nông hộ tham gia mô hình. Thời điểm đậu phụng đến kỳ thu hoạch, Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm (tỉnh Đăk Nông) sẽ hướng dẫn nông dân kỹ thuật thu hoạch và thu mua sản phẩm cho nông dân theo giá thị trường tại thời điểm.

Chuẩn bị cho vựa trái cây cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán năm nay, ngoài các loại cây ăn trái quen thuộc như chôm chôm, sầu riêng... gia đình ông Huỳnh Sum, ngụ thôn Long Bàn Bắc, xã Hành Minh (Nghĩa Hành) đã tạo nắn thành công trái bưởi hồ lô.

Đã có hơn 12 triệu con tem chỉ dẫn địa lý Bình Thuận được dán trên quả thanh long khi lưu hành thị trường trong, ngoài nước, như: Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore, Siêu thị Lotte Mart Phan Thiết, Siêu thị Lotte Mart TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc.